Thứ 7, 23/11/2024 | 06:12

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

 

Những lưu ý đặc biệt khi chữa lao

Người bệnh cần uống thuốc đúng thời gian (8 tháng, không được phép bỏ giữa chừng do tác dụng phụ hoặc vì bất cứ lí do nào), đúng liều lượng (theo cân nặng), phối hợp đủ thuốc (đủ 4 hoặc 5 loại theo phác đồ), uống lúc bụng trống (để hàm lượng thuốc hấp thu vào máu đủ giết chết vi trùng lao).

14/07/2011

 

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh lao là ho kéo dài, ngoài ra có thể gầy sút cân, sốt, ra mồ hôi... Tuy nhiên ho cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh thông thường như: viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi... Vì thế nhiều người chủ quan, khiến bệnh càng có nguy cơ lây lan rộng trong cộng đồng và khó chữa, đặc biệt là lao phổi. Vì thế, nếu cơn ho kéo dài hơn 2 tuần, người bệnh nên sớm đến các cơ sở y tế kiểm tra.

Qua thăm khám và làm xét nghiệm, khi xác định chắc chắn mắc lao, bệnh nhân sẽ được tư vấn và hướng dẫn điều trị theo mức độ nhiễm bệnh. Các bệnh nhân lao mới được cấp 4 loại thuốc theo phác đồ 1: (gồm: isoniazid (H), rifampicin (R), pyrazinamid (Z), ethambutol và streptomycin (S)) điều trị trong 8 tháng. Nếu bệnh tái phát, điều trị lần hai theo phác đồ 2: SHRZE (thêm 1 loại thuốc). Sau khi điều trị phác đồ lần 2 thất bại mới gọi lao phổi thất bại điều trị. Lúc này bệnh nhân được cho làm kháng sinh đồ và cấp một loại thuốc để quản lý dài hạn. Theo Chương trình chống lao quốc gia chỉ cấp 5 thứ thuốc này, nếu vi trùng lao còn nhạy với thuốc nào thì điều trị với thuốc đó.

Nếu kháng cả 5 loại thuốc trên, phải điều trị thuốc kháng lao khác hiệu quả hơn và tái  khám hằng tháng và quản lý theo diện điều trị ngoại trú, nếu bệnh nhân cần thì cho nhập viện. Thời gian điều trị ít nhất 18 tháng và thay đổi tùy theo từng người. Những thuốc điều trị lao kháng thuốc có nhiều tác dụng phụ hơn so với những thuốc thông thường cho nên người bệnh uống rất khó khăn. Ngoài các thuốc điều trị lao, có bệnh nhân còn phải kèm thuốc bổ, thuốc trợ gan, các thuốc điều trị triệu chứng... (ví dụ bệnh nhân bị lao kèm theo tiểu đường hoặc bệnh lý gan, thận kèm theo thì chi phí điều trị và thời gian điều trị sẽ khác).

 

\"\"

                                                                                                      

Trong số những người bị lây vi trùng lao từ những bệnh nhân lao kháng thuốc này có thể mắc lao và trở thành những bệnh nhân lao mới M (+) kháng thuốc, không được cấp thuốc của Chương trình chống lao quốc gia dù họ vẫn được quản lý, kê đơn thuốc, hẹn tái khám và theo dõi đến cuối đời.

Cần được phát hiện ngay khi có các triệu chứng nghi lao: ho kéo dài trên 10 ngày mà uống thuốc không bớt hoặc ho ra máu, gầy sút không rõ nguyên nhân, ớn lạnh về chiều, đau tức ngực, khó thở... phải đi khám ngay ở bác sĩ chuyên khoa lao và bệnh phổi. Lưu ý: nhân viên y tế phải điều trị bệnh nhân đúng phác đồ - đặc biệt là y tế tư nhân ở những thầy thuốc không chuyên khoa lao. Nhà thuốc, hiệu thuốc không bán thuốc cho bệnh nhân tự mua về chữa không đúng cách.

Người bệnh cần uống thuốc đúng thời gian (8 tháng, không được phép bỏ giữa chừng do tác dụng phụ hoặc vì bất cứ lí do nào), đúng liều lượng (theo cân nặng), phối hợp đủ thuốc (đủ 4 hoặc 5 loại theo phác đồ), uống lúc bụng trống (để hàm lượng thuốc hấp thu vào máu đủ giết chết vi trùng lao).

Khi đã được phát hiện lao thì phải điều trị đúng cách theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Phải ăn uống đầy đủ, giữ gìn sức khỏe để nâng sức đề kháng của cơ thể. Khi ho khạc phải xử lý đờm đúng cách để tránh lây lan cho người thân trong gia đình và những người xung quanh. Thân nhân người bệnh phải hỗ trợ bệnh nhân suốt quá trình điều trị lao, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe... và biết cách bảo vệ để tránh lây lan. Nếu ở trong nhóm có nguy cơ cao như trong gia đình hay người xung quanh có người bị lao thì mình nên kiểm tra thường xuyên, khoảng 6 tháng hoặc 1 năm/lần.

Tiêm vaccin phòng lao chỉ có tác dụng với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 1 tuổi.

BS. Lê Việt Hà

Nguồn: skds


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com