Những nguyên tắc tránh kháng thuốc khi điều trị lao
Những nguyên tắc phải tuân thủ để tránh kháng thuốc khi điều trị bệnh lao
NHỮNG NGUYÊN TẮC PHẢI TUÂN THỦ ĐỂ TRÁNH KHÁNG THUỐC KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO
Kháng thuốc tiên phát rất khó tránh vì nó xảy ra do bị lây nhiễm bởi dòng trực khuẩn lao có từ một người bệnh đã bị kháng thuốc mắc phải do điều trị lao không đúng quy cách mà những người này thì trong cộng đồng còn rất nhiều nhất là ở những nước đang phát triển.
Hãy từ bỏ thuốc lá để bảo vệ lá phổi của bạn |
Kháng thuốc mắc phải là kháng thuốc xảy ra ở những người có trực khuẩn lao nhạy cảm với thuốc cơ thể tránh được dễ dàng hơn nếu tuân thủ những nguyên tắc cơ bản được nêu dưới đây.
Những nguyên tắc này có phần do người thầy thuốc và cơ sở chống lao phải thực hiện tốt, có phần do người bệnh phải tuân thủ và hợp tác tích cực trong khi điều trị.
Những nguyên tắc đó là:
a. Phải phối hợp từ 3 loại thuốc trở lên khi điều trị bệnh lao
Nếu có diều kiện có thể sử dụng 4 hoặc 5 thứ thuốc khi cần thiết.
Đối với hóa trị liệu dài ngày thường thời gian điều trị là 9 tháng.
Nếu là hóa trị liệu ngắn hạn phải dùng thuốc đủ liều lượng, đủ thời gian trong 6 - 8 tháng.
Nếu người bệnh bị nhiễm HIV/AIDS, thời gian điều trị phải dài hơn.
b. Mọi thứ thuốc phải dùng cùng một lúc
Không được chia nhỏ liều thuốc và dùng làm nhiều lần trong ngày.
c. Mọi thứ thuốc dùng trong điều trị phải là thuốc mà trực khuẩn lao của người bệnh còn nhạy cảm
Nếu dùng hai loại thuốc trong đó một loại đã bị kháng hoặc dùng ba loại thuốc trong đó hai loại đã bị kháng v.v... thì cũng không khác gì chỉ điều trị bằng một loại thuốc (đơn trị liệu). Trực khuẩn khi đó sẽ mau chóng kháng nốt thứ thuốc còn lại.
Trong vấn đề này vai trò người thầy thuốc rất lớn. Khi cho phác đồ điều trị người thầy thuốc phải biết rõ trực khuẩn lao của người bệnh đã kháng với loại thuốc nào để cho phác đồ điều trị thích hợp.
d. Thuốc (do chương trình chống lao cấp hoặc do người bệnh tự mua) phải được dùng đầy đủ suốt quá trình điều trị
Nếu thuốc (mua hoặc được phát) dùng không đầy đủ lúc có lúc không sẽ làm cho tình trạng kháng thuốc dễ dàng xuất hiện.
Để hạn chế khả năng điều trị lao bằng một thứ thuốc và để bệnh nhân thuận lợi khi dùng thuốc, đỡ lầm lẫn tránh tình trạng kháng thuốc người ta có khuynh hướng đóng nhiều loại thuốc vào một viên như đóng INH cùng một viên với rifampicin v.v...
e. Không bao giờ thêm vào một công thức đã điều trị thất bại mà trực khuẩn lao đã kháng với các thuốc trong công thức đó chỉ một loại thuốc, mà phải thêm ít nhất hai loại thuốc khi trực khuẩn lao còn nhạy cảm
Ví dụ nếu trực khuẩn lao đã kháng với streptomycin và pyrazinamid trong công thức SHZ (streptomycin, INH, pyrazinamid) thì phải thêm rifampicin, ethambutol hoặc thay hai thuốc này vào hai loại thuốc streptomycin, pyrazinamid đã bị kháng.
Cần chú ý nhiều đến điểm này vì đây là sai lầm rất hay gặp của cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân. Nếu chỉ thêm vào một loại thuốc, trực khuẩn lao sẽ nhanh chóng kháng lại thuốc này.
Điều rất quan trọng là phải giám sát được việc sử dụng thuốc của bệnh nhân
Người thầy thuốc hoặc những người đợc uỷ nhiệm phải tự mình trông thấy người bệnh dùng thuốc trong quá trình điều trị ít nhất trong những tháng điều trị tấn công.
Thực hiện điểm này không dễ dàng nhưng nếu làm được, hiệu quả điều trị sẽ rất lớn.
MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG GẶP TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH LAO
Thuốc chữa lao có thuốc chủ yếu; thứ yếu, có thuốc mạnh và có thuốc yếu.
Thuốc có tác dụng mạnh (thuốc chủ yếu), như isoniazid (INH), rifampicin, streptomycin... Thuốc có tác dụng yếu như ethambutol, PAS, ethionamid...
Công thức chữa lao mạnh là công thức gồm nhiều thứ thuốc chữa lao mạnh như công thức gồm các thuốc RHZ (rifampicin, isoniazid, pyrazinamid) SHRZ (streptomycin, isoniazid, rifampicin, pyrazinamid).
Công thức chữa lao yếu là công thức chỉ có các thuốc chữa lao thứ yếu.
Điều trị sai lầm là:
- Điều trị bằng một thứ thuốc (đơn trị liệu). Ví dụ chỉ dùng một thứ thuốc như chỉ uống INH, chỉ tiêm streptomycin mặc dù các thuốc đó thuộc loại thuốc chống lao chủ yếu, có tác dụng mạnh đối với trực khuẩn lao. Trong điều trị lao điều tối kỵ là điều trị chỉ bằng một thứ thuốc.
Thường thì phải dùng 3 thứ thuốc ví dụ SHZ (streptomycin, INH, pyrazinamid) hoặc RHZ (rifampicin, INH, pyrazinamid) hoặc 4 thứ thuốc ví dụ RHZE (rifampicin, INH, pyrazinamid, ethambutol) hoặc SHRZ (streptomycin INH, rifampicin, pyrazinamid) có thể dùng 5 thứ thuốc như SHRZE (streptomycin, INH, rifampicin, pyrazinamid, ethambutol).
Điều trị chỉ bằng một thứ thuốc là sai lầm vì sẽ gây ra các chủng kháng thuốc, thuốc không còn tác dụng chữa trị , bệnh không thể khỏi.
- Điều trị bằng 2 hoặc 3 thứ thuốc nhưng trong các thuốc đó trực khuẩn lao của người bệnh đã kháng với 1 hoặc 2 loại thuốc. Như vậy tuy điều trị cho người bệnh 2 - 3 loại thuốc nhưng thực tế chỉ là điều trị một thứ thuốc vì các thuốc khác trực khuẩn lao đã kháng thuốc rồi. Đây cũng là điều tối kỵ trong việc chữa bệnh và là điều cực kỳ nguy hiểm vì ngoài việc thuốc không có tác dụng đầy đủ với trực khuẩn lao (đơn trị liệu) nó còn làm cho trực khuẩn lao dễ dàng kháng với loại thuốc có tác dụng còn lại này.
- Điều trị bằng các công thức chữa lao không phù hợp ví dụ người mắc bệnh lao do loại trực khuẩn lao không điển hình gây ra lại chữa trị cho họ bằng loại thuốc không có tác dụng với loại trực khuẩn này như chữa cho họ bằng pyrazinamid là thuốc loại trực khuẩn lao này không nhạy cảm hoặc chữa cho người mắc lao bằng các thuốc có thể gây tai biến cho họ.
Ví dụ người mắt kém lại chữa bằng ethambutol là thuốc có thể ảnh hưởng không tốt đến thần kinh thị giác người nghễnh ngãng lại chữa cho họ bằng streptomycin là loại thuốc có tác dụng xấu trên thần kinh thính giác, người dị ứng với pyrazinamid lại chữa cho họ bằng loại thuốc này, người chức năng gan suy giảm do xơ gan, viêm gan, nghiện rượu v.v... lại được chữa bằng rifampicin có thể có ảnh hưởng không tốt đối với chức năng gan, người viêm khớp, đau khớp lại chữa trị cho họ bằng pyrazinamid v.v...
- Điều trị không đủ thời gian quy định.
Thường thì người mắc bệnh lao sau 1 - 2 tháng điều trị bệnh sẽ thuyên giảm hẳn: đờm giảm hoặc hết, không còn sốt, ăn uống trở nên ngon miệng, lên cân, không còn đau tức ngực, sức khoẻ trở lại gần như bình thường, có thể làm việc mà không thấy mệt v.v... Khi đó người bệnh thường tự cho là đã khỏi (vì không có bệnh nhiễm khuẩn nào phải điều trị kéo dài như vậy) nên tự ngừng điều trị.
Các lý do khác khiến người bệnh chữa không đủ thời gian còn là do hoàn cảnh sinh sống khó khăn, không đủ tiền tiếp tục chữa bệnh, do phải đi làm để kiếm sống (người mắc lao thường là n]ời nghèo) do muốn dấu người thân, dấu người xung quanh... nên chữa thất thường, dấu diếm, lúc có lúc không, do bận rộn công việc v.v...
Điều trị thuốc không đủ liều lượng.
Do thầy thuốc không chuyên khoa, cho không đủ liều lượng theo cân nặng người bệnh, do người bệnh tự ý điều trị không biết dùng thuốc theo đúng cân nặng.
- Do điều trị bằng các thuốc chống lao kém phẩm chất, thuốc đã hỏng, đã quá hạn...
- Do điều trị không đúng công thức, không đúng phác đồ không có giai đoạn điều trị tấn công (điều trị hàng ngày liên tục), giai đoạn duy trì (điều trị cách quãng theo thời điểm quy định). Thường chính trong giai đoạn điều trị duy trì người bệnh hay quên, không nhớ ngày phải dùng thuốc vv...
Tổ chức y tế thế giới và Hiệp hội bài lao và bệnh phổi thế giới đã nêu phương châm \"Thà không chữa bệnh lao còn hơn là chữa không đúng\".
(Theo cimsi)
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.