Những quan niệm không đúng về bệnh cúm
Việc phòng ngừa và ngăn chặn cúm, cảm lạnh cũng như hạn chế các triệu chứng là việc cấp thiết, song đôi khi chúng ta lại rất dễ mắc sai lầm.
Không ít người cho rằng nên kiêng uống sữa và ăn các sản phẩm từ sữa khi bị cảm cúm, bởi sữa giàu protein sẽ kích thích sản sinh ra nhiều dịch nhờn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng các sản phẩm từ sữa không kích thích sản sinh chất nhờn trong cơ thể, thậm chí sữa còn giúp làm dịu và giảm bớt các cơn ho do cảm lạnh. Ngoài ra, cần bổ sung thêm sữa để cung cấp năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tiêm phòng cúm không giúp phòng được mọi loại virut cúm
Cúm do ăn các thực phẩm từ lợn?
Khi chủng cúm H1N1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2009, nó được gọi là cúm lợn bởi virut cúm được phát hiện trên loài lợn. Rất nhiều người nghĩ rằng họ đã bị mắc cúm từ lợn, bởi vậy, họ ngừng ăn các sản phẩm từ thịt lợn để tránh bị mắc cúm. Đã có thời tại một số quốc gia trên thế giới, người nông dân điêu đứng vì thịt lợn bị tẩy chay do cúm lợn.
Tuy nhiên, H1N1 chỉ đơn giản là một trong số rất nhiều loại virut cúm và cơ chế lây cúm lợn cũng giống như các loại virut cúm khác, đó là thông qua đường hô hấp. Việc cách ly lợn, không ăn thịt lợn chỉ giúp ngừa được một loại virut H1N1 mà thôi. Thậm chí nếu thịt lợn được chế biến cẩn thận và nấu chín kỹ thì bạn cũng khó có thể mắc cúm.
Tiêm phòng cúm giúp phòng mọi loại virut cúm
Tiêm phòng cúm là một trong những cách hạn chế cúm, song không phải là cách ngăn chặn cúm tuyệt đối. Việc tiêm phòng cúm chỉ đơn giản là tiêm vào cơ thể một loại virut cúm đã bị làm yếu hoặc đã bị tiêu diệt không có khả năng gây bệnh, nhưng hệ miễn dịch của chúng ta có thể nhận biết chúng và hoạt động hiệu quả hơn khi gặp phải virut cúm đó. Tuy nhiên, nếu tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể bị mắc cúm do bị nhiễm nhiều loại virut cúm khác.
Hiện Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ đã phát minh ra một loại vaccin phòng cúm mới với tên gọi flumist. Loại vaccin này có mang chủng virut cúm còn sống và điều này mang lại hi vọng phòng cúm hiệu quả hơn so với các loại vaccin khác. Tuy nhiên, flumist vẫn cần thời gian để được kiểm chứng.
Lá tía tô dùng xông hơi chữa bệnh cảm cúm
Cảm cúm cần điều trị bằng kháng sinh
Thông thường, kháng sinh được dùng để điều trị phần lớn các bệnh, chủ yếu là các chứng nhiễm khuẩn. Nhiều người nhầm lẫn khi sử dụng kháng sinh để điều trị cúm và cảm lạnh, trong khi đó, cảm cúm và cảm lạnh phần lớn là do virut gây ra. Bởi vậy, người bị mắc cúm hoặc cảm lạnh không cần phải dùng đến kháng sinh. Các bác sĩ chỉ kê đơn thuốc kháng sinh cho người bị nhiễm cúm hoặc cảm lạnh khi họ bị mắc kèm các triệu chứng như viêm họng, viêm phổi, viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai…
Cúm có nghĩa là hệ miễn dịch đang bị suy yếu
Không ít người nghĩ rằng mắc cúm là do hệ miễn dịch của chúng ta bị suy yếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp khỏe mạnh cũng bị mắc cúm. Đơn giản chỉ vì họ đã bị nhiễm virut cúm và điều này không liên quan gì đến việc hệ miễn dịch khỏe hay yếu. Việc nhiễm virut cúm chủ yếu qua đường hô hấp, qua mắt, mũi, miệng hay những khu vực bị viêm nhiễm… Khi hệ miễn dịch yếu, quá trình phát bệnh diễn ra nhanh hơn.
Cúm có nghĩa là hệ miễn dịch đang bị suy yếu do bị virut cúm tấn công
Virut cúm chỉ lây qua đường không khí
Mặc dù virut cúm chủ yếu lây lan qua đường không khí, do hít phải không khí có virut cúm hoặc tiếp xúc với người bị mắc cúm... Tuy nhiên, đôi khi việc nhiễm virut cúm cũng rất đơn giản, bạn chạm phải đồ vật mà trên bề mặt có nhiễm khuẩn hoặc những nơi công cộng mà nhiều người thường chạm tới chẳng hạn như mặt bàn, điện thoại công cộng, bàn phím máy tính… Virut gây bệnh có thể bám từ tay bạn và nhiễm vào mắt, mũi, miệng…
Trong mùa cúm, chỉ mắc cúm một lần
Không ít người nghĩ rằng: trong mùa cúm, nếu đã bị nhiễm cúm một lần thì cơ thể sẽ miễn dịch với cúm và sẽ không bị mắc lại nữa. Không may là điều này không là đúng bởi cúm có rất nhiều chủng loại khác nhau. Nếu trong mùa cúm, bạn đã bị nhiễm loại cúm này thì bạn vẫn có thể bị nhiễm lại một loại cúm khác hoặc chính loại virut cúm lần trước nếu hệ miễn dịch của bạn không tốt.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.