Những triệu chứng báo động bệnh lao da
Vi khuẩn lao đi vào da qua những vết xây xát, chảy máu hoặc những vết cắt, thường là ở các phần hở như bàn chân, cẳng chân, bàn tay hay mặt.
Thương tổn của lao da xuất hiện do rối loạn chức năng da, mà nguyên nhân là sự giảm độ bền và sức thẩm thấu của các mạch máu lớp hạ bì, rối loạn chuyển hóa nước muối khoáng và sự thăng bằng của các vitamin. Lao da còn chịu ảnh hưởng của điều kiện sống và xã hội như ô nhiễm, chỗ ở chật chội, thiếu ánh nắng mặt trời, phong tục tập quán...
Sau khi lao da xâm nhập qua các vết đứt, xây xát, các vết này sẽ lên sẹo bình thường nhưng sau một thời gian lại sưng, không đau hoặc đau ít, sau đó vỡ ra tạo một ổ loét nông, hạch khu vực to dần. Đây là phức hợp sơ nhiễm ở da. Ổ loét dày và to dần, ăn rộng ra vùng da xung quanh. Có những nốt bã đậu nhỏ màu vàng. Hạch khu vực vỡ gây rò và loét.
Lupus lao là thể hay gặp nhất, thường xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên, có các hình thái sau:
Lupus lao phẳng: Các củ lao nổi cao trên mặt da, kích thước từ 1mm - 3mm. Ấn vào xuất hiện màu vàng, dùng kim chọc có cảm giác như chọc vào một miếng bở.
Lupus lao vẩy nến: Có một lớp vảy dày trên mặt tổn thương.
Lupus lao loét: Nhiều ổ loét nông bờ nham nhở. Đáy ổ có các hạt lổn nhổn lẫn với mủ.
Lupus lao mì: Tổn thương sần mì như hạt cơm.
Lao cóc hay gặp ở người lớn, gồm nhiều sẩn chắc, mặt sần sùi có vảy, kích thước 2mm - 3mm, màu tím viền đỏ, đứng sát nhau trông như da cóc.
Lao kê ở da hiếm gặp, nhưng phổ biến ở những người có HIV/AIDS. Trên da, thậm chí toàn thân có những nốt màu đỏ, đồng kích thước 1mm - 2mm, không nổi cao hơn mặt da.
Để chẩn đoán lao da, phải dựa vào tổn thương cơ bản, tìm vi khuẩn. Lao da có thể bị nhầm với mụn cơm do virut, các sẩn ban giang mai.
Lao da có thể điều trị tốt bằng chống lao đường toàn thân. Có thể đốt điện hay đốt bằng hóa chất, laser và phẫu thuật cắt bỏ tổn thương, vá da.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.