Thứ 6, 22/11/2024 | 14:51

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

 

Nông dân tuyên truyền phòng chống lao

Xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) là một trong những điểm nóng về bệnh lao trước đây.

29/03/2012

Nhưng nhờ mô hình “Nông dân phát hiện lao sớm” đã giúp địa phương này hạn chế số người mắc.

Việt Nam hiện xếp thứ 12 trong số 22 nước có số bệnh nhân lao nhiều nhất thế giới, xếp thứ 14 trong 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao trên toàn cầu. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 180.000 người mắc và gần 30.000 người chết do bệnh lao.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Bí thư Đảng uỷ xã Sơn Lôi - cho biết: Chi hội \"Nông dân phát hiện lao sớm\" được triển khai đã 4 năm. Những thành viên trong chi hội phần lớn là các bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh.

Nếu trước đây, vì tâm lý giấu bệnh, mặc cảm nên nhiều người không dám đi khám hay điều trị bệnh lao. Giờ ai ai cũng hiểu về bệnh, tự giác đi khám phát hiện và điều trị sớm.

Sau 4 năm thành lập và phát triển Chi hội, toàn xã đã phát hiện được 20 bệnh nhân mắc lao. 100% số người mắc lao là nông dân, hiện 15/20 người đã điều trị khỏi bệnh.

Người dân cũng có ý thức hơn trong phòng bệnh. Giờ chỉ thấy ho kéo dài, sốt về chiều là họ liền đi khám. Chi hội cũng thường xuyên phối hợp với Trạm Y tế xã và Trung tâm các bệnh xã hội của tỉnh tổ chức khám lao, nhờ đó xã đã khống chế được số người mắc lao.

Những tuyên truyền viên đã góp phần giúp cho một số người ý thức hơn trong việc tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng trước bệnh lao. Giờ đây, chỉ cần bằng mắt thường, họ cũng có thể nhận biết được những triệu chứng ban đầu của bệnh lao như: Sút cân, ho dai dẳng, cơ thể mệt mỏi, ra mồ hôi trộm… hay nói vanh vách về điều trị lao bằng phương pháp DOTS.

Là một trong những người từng mắc bệnh lao và đã được điều trị khỏi, anh Nguyễn Văn Thịnh (Sơn Lôi, Bình Xuyên) giờ đây đã trở thành hội viên tuyên truyền rất tích cực. Trước đây anh liên tục ho ra máu, cơ thể gầy yếu, không đi lại được nhưng không dám đi khám vì sợ. Nhờ mọi người trong câu lạc bộ tới tuyên truyền, anh đã đi khám và phát hiện mắc bệnh lao. Sau gần 1 năm trời điều trị, sức khoẻ anh đã ổn định.

Sau khi khỏi bệnh, anh đã tích cực tham gia với tư cách của một tuyên truyền viên. Gặp ai có biểu hiện bệnh anh đều vận động, tuyên truyền họ về cách phòng chống bệnh, khuyên họ đi khám.

Ông Sơn cho biết, hiện nay, xã đã xây dựng được 2 Câu lạc bộ “Nông dân phát hiện lao sớm” tại 2/6 thôn của Sơn Lôi, thu hút 270 người tham gia, mở được hàng chục lớp tập huấn, hàng trăm buổi tuyên truyền trong cộng đồng để giới thiệu về bệnh lao.

Theo giadinh.net.vn


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com