Thứ 7, 18/05/2024 | 02:44

Thư mời chào giá

HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT SỐ 41-NQ/TW

HỘI NGHỊ NHÂN NGÀY VỆ SINH TAY TOÀN CẦU 05/5 VÀ NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5

Về việc đính chính văn bản số 367/BV74TW-VTTBYT ký ngày 24/4/2024.

GIAO LƯU THỂ THAO GIỮA CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG VỚI CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG

 

Phòng bệnh lao

Theo thông báo của Chương trình Chống lao Quốc gia, hàng năm cả nước xuất hiện khoảng 145.000 bệnh nhân lao các loại (chiếm tỷ lệ 189/100.000 dân). 65.000 người trong số này ho khạc ra vi khuẩn, thành nguồn lây trong cộng đồng, hiện 44% dân Việt Nam đã nhiễm lao.

14/07/2011

1. Nguyên tắc phòng lao

a. Phòng lao cho cộng đồng

Muốn phòng lao cho cộng đồng, phải giảm được nguồn lây lao.

Nguồn lây lao quan trọng nhất là người lao phổi có trực khuẩn lao phát hiện được trong đờm bằng phương pháp soi trực tiếp.

Do vậy muốn phòng lao cho cộng đồng có hiệu quả phải phát hiện được tối đa có thể người lao phổi BK dương tính và chữa khỏi bệnh lao cho những người này. Không thể thay thế việc này bằng bất cứ phương cách nào khác.

b. Phòng lao cho cá nhân

Những người thường xuyên có quan hệ tiếp xúc, sống gần gũi, làm việc, chung đụng với người lao phổi có tỷ lệ nhiễm lao và mắc lao cao hơn những người khác.

Muốn phòng lao cho cá nhân như vậy cần tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm (người lao phổi), không tiếp xúc nếu không cần thiết.

Ngoài ra phải có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý phù hợp với sức khoẻ, có điều kiện nuôi dưỡng tốt ăn uống đầy đủ về chất và về lượng, môi trường sống trong lành, sạch sẽ, nhà cửa thoáng đãng, đầy đủ ánh sáng, không tối tăm ẩm thấp, chật chội.

Giáo dục cho người lao phổi khạc nhổ đúng chỗ, vào bô, lọ có chất sát trùng có nắp đậy, biết cách phòng bệnh cả cho người khác, không ho hắng hướng về phía người đối diện. Quản lý và xử lý tốt đờm rãi và các chất khạc nhổ, chất tiết, chất thải của người lao (khử khuẩn bằng hypochlorite Na 1%...) đồ dùng, chăn màn người lao được thường xuyên phơi phóng dưới ánh sáng mặt trời v.v...

Đối với trẻ em phải tiêm BCG phòng lao cho mọi trẻ sơ sinh (nếu có thể cho cả trẻ 15 tuổi).

c. Loại bỏ nguồn lây

Cách ly và điều tị sớm, tích cực những người lao phổi có BK (+).

d. Dự phòng bằng thuốc

- Dự phòng tiên phát: uống rimifon 3 tháng là dự phòng nhiễm trùng lao, chỉ định cho trẻ dưới 3 tuổi, phản ứng Mantoux âm tính sống ở gia đình có người lao phổi hoặc cho người mất dị ứng phải tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi.

- Dự phòng thứ phát: là dự phòng không để BK lan tràn trong cơ thể, chỉ định cho trẻ em dưới 5 tuổi Mantoux (+) trong vòng 1 năm, người điều trị corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, phổi có tổn thương xơ hóa nhỏ chưa điều trị lao, mắc bệnh bụi phổi silic nhiều năm, uống rimifon 6 tháng.

e. Phát hiện nguồn lây, quản lý chặt chẽ bệnh nhân lao xơ hang và lao phổi cũ, chiếu X-quang phổi hoặc chụp phim cho người dễ có nguy cơ mắc lao phổi và lao ngoài phổi theo định kỳ. Khám X -quang nhất loạt khi tuyển sinh, tuyển dụng người vào làm việc.

2. BCG

BCG là viết tắt của chữ trực khuẩn Calmette - Guérin (bacille Calmette - Guérin).

Calmette và Guérin là hai thầy thuốc người Pháp đã nuôi cấy trực khuẩn lao bò nhiều năm trong phòng thí nghiệm, trong môi trường có chứa mật động vật khiến trực khuẩn lao mất độc lực, không còn khả năng gây bệnh, chỉ còn tác dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể. Các trực khuẩn này được gọi là trực khuẩn Calmette - Guérin.

Vaccin BCG có thể dùng theo nhiều đường. Lúc đầu được đưa vào cơ thề bằng đường uống, rồi bằng đường rạch khía trên da. Hiện nay cách dùng phổ biến là tiêm trong da.

Ở các nước, các vùng trẻ không được nuôi dưỡng tốt tác dụng bảo vệ của BCG không tới 15 năm.

BCG phải được tiêm trước khi trẻ bị nhiễm lao, khi phản ứng tuberculin của trẻ còn âm tính (tiêm cho trẻ sơ sinh).

BCG là biện pháp phòng lao chủ yếu cho trẻ em, bảo vệ được trẻ giảm được lây nhiễm lao, giảm được các thể lao nặng (lao kê, lao màng não). Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội bài lao và bệnh phổi quốc tế đã khuyên các nước có độ lưu hành bệnh lao cao cần tiêm BCG cho mọi trẻ em trừ các trẻ đang có AIDS tiến triển.

Vì tác dụng chủ yếu của BCG là phòng lao cho trẻ em và trẻ em không phải là nguồn lây lao (trẻ thường tự nuốt đờm, không có thói quen khạc nhổ, đờm của trẻ thường cũng ít khi tìm thấy trực khuẩn lao, số trực khuẩn lao có thể có nhưng không nhiều) nên tiêm BCG không phải là phương cách hữu hiệu làm giảm nguồn lây, làm giảm số người mắc bệnh trong cộng đồng. Muốn giảm nguồn lây trong cộng đồng, quan trọng nhất là phải chữa khỏi những người lao phổi có trực khuẩn lao phát hiện được trong đờm bằng cách soi trực tiếp.

(Theo cimsi)


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com