Phòng bệnh tâm phế mạn ở người cao tuổi
SKDS. Tâm phế mạn là loại bệnh được xếp hàng thứ 3 trong các bệnh tim mạch, thường gặp nhất ở người trên 50 tuổi sau tăng huyết áp và bệnh tim do xơ vữa mạch máu.
Tâm phế mạn là bệnh có sự thay đổi cấu trúc và chức năng của thất phải sau những rối loạn hay bệnh của hệ hô hấp, có nghĩa là bệnh tim nhưng nguyên nhân là do từ bệnh phổi mà bị. Tâm phế mạn là loại bệnh được xếp hàng thứ 3 trong các bệnh tim mạch, thường gặp nhất ở người trên 50 tuổi sau tăng huyết áp và bệnh tim do xơ vữa mạch máu.
Nguyên nhân tâm phế mạn ở người cao tuổi
Nguyên nhân gây nên bệnh tâm phế mạn chủ yếu là do bệnh mạn tính về hệ hô hấp. Có nhiều bệnh mạn tính của hệ hô hấp nhưng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đóng vai trò hàng đầu dẫn đến bệnh tâm phế mạn. Và các đợt bộc phát cấp của bệnh COPD sẽ làm cho tâm phế mạn nặng thêm, có trường hợp chỉ sau 3 năm đã có dấu hiệu suy tim phải. Ngoài ra, một số bệnh về phổi làm cản trở lưu thông khí gây thiếu ôxy như bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi kẽ, viêm rãnh liên thùy phổi, xơ hóa phổi, bệnh khí phế thũng, giãn phế quản, giãn phế nang, hen suyễn, bệnh tĩnh mạch phổi hoặc bệnh tăng áp lực phổi tiên phát. Một số bệnh tuy không thuộc hệ thống hô hấp nhưng có liên quan đến hô hấp như bệnh loạn dưỡng cơ, nhất là các cơ hô hấp (cơ liên sườn, cơ hoành), dị dạng cột sống do thoái hóa hoặc do dị tật bẩm sinh, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (bệnh rối loạn chất tạo keo) làm tổn thương mạch máu phổi cũng có thể gây nên bệnh tâm phế mạn.
Biểu hiện tâm phế mạn
Phòng bệnh tâm phế mạn Ðể phòng chống có kết quả bệnh tâm phế mạn, điều quan trọng hàng đầu là phải phòng tránh mắc các bệnh phổi cấp tính và nếu bị bệnh phổi cấp tính phải điều trị dứt điểm theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh. Phòng bệnh tích cực là không hút thuốc lào, thuốc lá. Nhà ở phải thông thoáng, hạn chế khói, hơi độc (bếp than, bếp dầu) và vệ sinh môi trường sạch tránh tiếp xúc với bụi, chất thải bẩn. Những người lao động ở môi trường khói bụi, môi trường bị ô nhiễm phải có phương tiện phòng hộ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Khi nghi ngờ bị bệnh tâm phế mạn, cần đi khám bệnh nhằm phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh bệnh chuyển sang giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi, suy tim phải. Cần có chế độ sinh hoạt và chế độ ăn, uống hợp lý như không ăn mặn, ăn ít muối (thậm chí phải ăn nhạt, khi có suy tim). Khi đã xác định bệnh tâm phế mạn, không nên lao động nặng, không làm việc gắng sức. |
Diễn biến của bệnh tâm phế mạn sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau. Vì tâm phế mạn xuất phát từ các bệnh của viêm phổi mạn tính cho nên sẽ có các triệu chứng của viêm phế quản mạn, vì lẽ đó giai đoạn đầu của tâm phế mạn triệu chứng thường bị che lấp. Tiếp theo là giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi. Sau cùng là giai đoạn suy tim phải. Ở giai đoạn đầu, khi bị bệnh phổi mạn tính thường có những đợt cấp tái phát xen kẽ những thời kỳ tạm ổn định. Bệnh nhân có thể có sốt, ho từng cơn, ho có đờm trắng, dính (nếu viêm phế quản cấp thì giai đoạn đầu chưa có đờm). Nghe phổi thấy có ran (rales) như ran ngáy, ran rít, ran nổ, ran ẩm nhỏ hạt rải rác hai phế trường hoặc khu trú ở một thùy phổi nào đó (viêm phổi thùy). Giai đoạn này có thể kéo dài khá lâu, đôi khi đến 15 - 20 năm. Cứ mỗi đợt cấp tái phát bệnh lại nặng lên cho đến giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi, tiếp đến là suy tim phải. Tăng áp lực động mạch phổi biểu hiện khi gắng sức, ho có nhiều đờm và bắt đầu có dấu hiệu đau ở vùng gan (vùng liên sườn 11 - 12 và hạ sườn phải) do gan ứ máu bởi bắt đầu suy tim phải. Nghe tim sẽ phát hiện dấu hiệu bệnh lý, ấn gan sẽ thấy tĩnh mạch cổ nổi rõ. Xquang tim cho thấy động mạch phổi nổi, siêu âm tim bằng Doppler màu sẽ cho thấy áp lực động mạch phổi trên 35mmHg. Giai đoạn cuối là suy tim phải, sẽ xuất hiện khó thở càng ngày càng tăng, nhất là lúc làm việc nặng, gắng sức (mang vác nặng, lên cầu thang, chạy, nhảy). Gan to, đau, tĩnh mạch cổ nổi và đập. Đồng thời xuất hiện phù ở mặt, chân phù rõ, môi tím, tim đập nhanh, loạn nhịp. Xquang tim sẽ thấy thân động mạch phổi phồng to. Điện tâm đồ sẽ xuất hiện dày nhĩ phải và thất phải. Siêu âm Doppler màu sẽ cho thấy áp lực động mạch phổi trên 45mmHg. Tình trạng thiếu ôxy mạn tính sẽ làm xuất hiện ngón tay, ngón chân có hình dùi trống hoặc có mắt lồi và đỏ do tăng sinh của các mao mạch máu màng tiếp hợp. Do lưu lượng tuần hoàn giảm, lượng máu đến thận giảm, bệnh nhân đái ít, gây suy thận chức năng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận thực thể, suy thận mạn. Tiên lượng của bệnh tâm phế mạn tùy thuộc rất lớn đến việc phát hiện bệnh sớm hay muộn và điều quan trọng nữa là khi phát hiện bệnh có được điều trị tích cực hay không, chế độ sinh hoạt, ăn uống có hợp lý hay không?
ThS.BS. Bùi Mai Hương
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.