Phụ nữ mắc bệnh hen mang thai cần lưu ý gì?
TTVN s21. Bệnh hen có tỉ lệ mắc phải ở những người có cơ địa dị ứng cao hơn bình thường.
- Có những quan niệm tồn tại trong cộng đồng: phụ nữ bị hen thì không thể mang thai và sinh con, bởi bệnh tiềm ẩn nguy cơ và rất khó kiểm soát vì thế phụ nữ bị hen không thể mang thai và sinh con.
Đây là một quan niệm sai lầm, vì nếu hoàn toàn hiểu biết về bệnh hen và áp dụng một chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý thì việc mang thai và sinh con có thể diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, những phụ nữ bị bệnh hen khi có thai lần đầu thường rơi vào trạng thái lo lắng và băn khoăn. Vì thế cần nhất là thai phụ hợp tác với các bác sĩ trong việc chăm sóc và điều trị thì có thể kiểm soát tốt bệnh hen và quá trình mang thai nhờ đó sẽ diễn ra an toàn.
Bệnh hen có tỉ lệ mắc phải ở những người có cơ địa dị ứng cao hơn bình thường. Các dị nguyên gây dị ứng cho người bệnh hen thường là long thú vật, len dạ, phấn hoa, thức ăn và cả sự thay đổi của thời tiết. Khi mắc bệnh hen, bệnh nhân trở nên cực kì mẫn cảm, chỉ cần tiếp xúc với dị nguyên hoặc bị xung động tinh thần, hoặc nhiều khi không vì lý do gì cả, cơn hen cũng có thể xuất hiện. Khi lên cơn hen người bệnh thấy ngực thắt lại, không thở được, chóng mặt, choáng vì thiếu không khí, mặt mũi dần tím tái. Việc gắng sức hít vào cũng không tác dụng bởi bên trong hệ hô hấp, các cơ trơn co thắt, dịch tiết tăng, các niêm mạc phù nề làm bít đường vào của không khí. Đối với phụ nữ mang thai bị hen thì các cơn hen đặc biệt gây nguy hiểm vì lúc đó cơ thể của mẹ và thai nhi đều thiếu oxy.
Như vậy nếu để cơn hen có mật độ dầy thì việc thiếu oxy thường xuyên xảy ra, thai nhi không đủ oxy sẽ tăng trưởng chậm dẫn tới tình trạng nhẹ cân, sinh thiếu tháng, nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu, thậm chí là tử vong là mẹ lẫn con nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy phụ nữ mang thai cần có sự chăm sóc sức khỏe thường xuyên suốt thai kì. Trong thời kì mang thai cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ sản khoa, bác sĩ chuyên khoa hô hấp và chuyên gia dinh dưỡng. Bởi lẽ bệnh hen không thể trị dứt điểm nhưng có thể kiểm soát ở tình trạng an toàn.
Thai phụ cần dùng thuốc theo đúng chỉ định. Điều này không ảnh hưởng tới thai nhi, vì thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc an toàn nhất cho những phụ nữ mang thai mắc bệnh hen. Không có lý do nào để ngừng thuốc kiểm soát hen bởi vì ngừng thuốc sẽ khiến cơn hen quay trở lại sẽ còn nguy hiểm hơn rất nhiều việc không dùng thuốc. Việc dùng thuốc gì cũng thực hiện nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, dùng hết cơn thuốc dù cơn hen có kiểm soát được hay không. Tránh tuyệt đối với việc tiếp xúc với dị nguyên.
Có hai loại thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị hen là thuốc dãn phế quản (phổ biến nhất là salbutamol) và thuốc chống viêm (phổ biến nhất là corticoid). Trong trường hợp nhẹ sẽ dùng một loại còn nặng hơn sẽ dùng 2 loại để cắt cơn và duy trì ổn định. Các thuốc hen dạng khí dung hít được coi là an toàn nhất nên thường được dùng cho phụ nữ có thai.
Ngoài ra trong suốt quá trình mang thai, thai phụ cần đi khám thai định kì, tối thiểu là 3 tháng/lần. Nếu bệnh ở mức độ vừa hoặc nặng việc thăm khám cần diễn ra liên tục hơn (khoảng 1 tháng/lần). Đặc biệt trong những tháng cuối khi thai lớn cần nhiều oxy hơn, nếu có điều kiện nên khám thai 2 tuần 1 lần. Việc thăm khám thai sẽ giúp bác sĩ sản phát hiện những bất ổn của thai nhi và những biểu hiện của thai nhi do thiếu oxy, còi cọc. Trong quá trình bị hen phụ nữ mang thai vẫn phải tiêm phòng 2 mũi uốn ván trước khi sinh.
Ngoài việc khám sức khỏe đầy đủ, thai phụ bị hen cần có một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lí. Nên sống và làm việc điều độ, tránh những căng thẳng quá mức, bởi những xung động tâm thần có thể là cho cơn hen xuất hiện bất ngờ và nguy kịch. Những bài thiền hoặc tập thở, yoga, thể dục cho phụ nữ mang thai hoặc thái cực quyền sẽ giúp cho phụ nữ có tinh thần thoải mái và hô hấp tốt hơn, đảm bảo lượng oxy cần thiết cho cả 2 mẹ con. Bữa ăn đủ chất, nhiều rau xanh, hoa quả sẽ giúp cho người mẹ tăng cường sức đề kháng, bớt mẫn cảm trước các dị nguyên. Nếu đi ăn nhà hàng cần lưu ý với nhà bếp tránh các thức ăn từng bị dị ứng. Nếu mua thực phẩm đóng hộp, cần đọc rõ thành phần, để tránh mua phải thức ăn có chứa dị nguyên.
Bệnh hen không phải là bệnh di truyền, nhưng những trẻ có mẹ bị hen trước và trong khi mang thai cũng cần lưu tâm hơn các trẻ khác. Thông thường nếu trẻ bị hen, cơn hen sẽ thể hiện vào tháng thứ 2 sau khi chào đời. Để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cần cho trẻ bú nhiều sữa mẹ, không ăn thức ăn gì ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên và cho bú đến khi trẻ được 2, 3 tuổi. Đối với trẻ sinh ra bởi những bà mẹ bị hen thì cơ địa cũng sẽ quá mẫn cảm dẫn đến khả năng bị hen cao. Vì vậy cần theo dõi và điều trị kịp thời để không làm chậm quá trình tăng trưởng của trẻ.
Đăng Lưu
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.