Sán lá phổi, bệnh dễ bị bỏ qua
Bệnh sán lá phổi hay nhầm với bệnh lao phổi. Bệnh liên quan đến tập quán ăn uống, ốc, cua là các vật chủ trung gian của bệnh. Người nhiễm bệnh khi ăn phải cua, ốc nấu chưa chín, hay gặp nhất là các loại cua sống ở suối vùng miền núi phía bắc.
Trong tôm, cua sán lá phổi tồn tại ở dạng ấu trùng, khi chúng ta ăn phải cua nấu chưa chín thì ấu trùng sẽ vào cơ thể theo đường tiêu hóa vào máu và đến phổi, ấu trùng phát triển thành sán lá phổi trưởng thành, cư trú ở phổi (phế quản) và gây bệnh. Từ phế quản của người bệnh, trứng sán lá phổi được bài xuất ra ngoài theo đờm. Ở môi trường nước trứng sán phát triển thành ấu trùng lông và tiếp tục chu kỳ ở các vật chủ trung gian là ốc. Ấu trùng lông thường ký sinh trên các loại ốc. Sau một thời gian ấu trùng trở thành bào ấu trùng rồi trùng đuôi là những loại ấu trùng có khả năng bơi được. Ở giai đoạn này chúng tìm đến tôm, cua nước ngọt để ký sinh. Khi nhiễm ấu trùng, tôm, cua nước ngọt trở thành vật chủ trung gian gây bệnh sán lá phổi. Sán lá phổi không những có thể nhiễm cho người mà còn nhiễm cho động vật có vú. Phổi bị ký sinh bởi sán có những nang sán, kích thước bằng đầu ngón tay. Trong nang thường có hai sán và một chất dịch mủ đỏ. Nhiều nang sán kế tiếp nhau sẽ thành hang hốc lớn trong phổi. Tuy nhiên, không chỉ có ở phổi mà nhiều bộ phận khác cũng có thể có sán ký sinh như phúc mạc, gan, tinh hoàn, não... Khi mắc sán lá phổi, triệu chứng đầu tiên của người bệnh là ho đờm lẫn có máu, thường ho nhiều vào sáng sớm. Đờm thường mầu gỉ sắt giống như viêm phổi. Nếu sán cư trú ở não thì thường có cơn động kinh, ở gan thì gây áp - xe gan. Vì có các triệu chứng lâm sàng rất giống với bệnh lao nên người bệnh thường đi đến khám chuyên khoa lao trước khi đến với chuyên khoa ký sinh trùng. Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào kết quả xét nghiệm. Nếu xét nghiệm đờm thấy trứng sán thì bệnh nhân được khẳng định là mắc sán lá phổi. Đối với trẻ, thường lấy phân làm xét nghiệm xác định có sán hay không. Ngoài ra, người ta còn chẩn đoán dựa vào hình ảnh X-quang hoặc thử các phản ứng miễn dịch để vừa chẩn đoán vừa tiên lượng bệnh. Về điều trị và dự phòng, cho bệnh nhân uống thuốc trị sán lá và theo dõi kết quả điều trị. Bệnh nhân thường đáp ứng tốt với thuốc điều trị đặc hiệu. Trường hợp kèm theo bội nhiễm phải dùng thêm thuốc kháng sinh. Để tránh không bị sán lá phổi, mọi người không nên ăn cua đồng, tôm đồng sống hay chưa được nấu chín. Người dân sống ở trong vùng có bệnh sán lá phổi lưu hành đã có tiền sử ăn tôm, cua nấu chưa chín khi phát hiện thấy các biểu hiện nghi ngờ cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn điều trị thích hợp. |
(Theo SK&ĐS) |
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.