
SINH HOẠT KHOA HỌC: CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN
Sinh hoạt khoa học tháng 4/2021
Nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh Hen phế quản cho các cán bộ y tế trong Bệnh viện, chiều ngày 14/4/2021 Chi hội phổi Bệnh viện 74 Trung ương phối hợp với Hội phổi Việt Nam tổ chức Sinh hoạt khoa học chuyên đề: "Cập nhật chẩn đoán và điều trị Hen phế quản".
Tham dự Hội thảo có TS. Vũ Quang Diễn – Giám đốc Bệnh viện – Chi hội trưởng Chi hội phổi Bệnh viện 74 Trung ương – Chủ toạ Hội thảo; TS. Nguyễn Kiến Doanh – Chủ tịch Công đoàn – Phó Giám đốc Bệnh viện cùng 136 cán bộ y tế trong Bệnh viện và các đại biểu đến từ các đơn vị: TTYT huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, và Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.
TS. Vũ Quang Diễn – Giám đốc Bệnh viện – Chi hội trưởng Chi hội phổi Bệnh viện 74 Trung ương phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội nghị, TS. Vũ Quang Diễn – Giám đốc Bệnh viện cho thấy việc chẩn đoán và quản lý điều trị Hen phế quản hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các cơ sở y tế tuyến dưới do thiếu nguồn lực cần thiết: hạn chế về trang thiết bị, thiếu nhân lực có trình độ chuyên sâu chuyên ngành hô hấp. Việc chẩn đoán và điều trị cũng gặp khó khăn ở nhóm người cao tuổi và trẻ em. Vì vậy các Hội thảo khoa học về chuyên đề Hen phế quản là cần thiết để giúp cán bộ y tế được cập nhật những kiến thức mới, tăng cường chất lượng điều trị cho người bệnh.
TS.BS. Nguyễn Văn Tình – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện 74 Trung ương trình bày bài giảng tại Hội nghị
Tại Hội nghị, TS.BS. Nguyễn Văn Tình – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu đã trình bày bài giảng “Cập nhật chẩn đoán và điều trị Hen phế quản”. Nội dung bài giảng tập trung vào tình hình dịch tễ, chẩn đoán và điều trị Hen phế quản người lớn 2020 và trẻ em dưới 5 tuổi. Một số kết luận quan trọng được đưa ra tại Hội nghị: HPQ là bệnh lý rất thường gặp ở người lớn và trẻ em, cơ chế bệnh sinh viêm mạn tính đường thở. Bệnh có biểu hiện lâm sàng: khó thở, cò cử trên nền cơ địa dị ứng với dị nguyên. Bệnh cần chẩn đoán dựa vào lâm sàng là chủ yếu, RLTK tắc nghẽn hồi phục hoàn toàn. Điều trị cần đánh giá đúng mức độ, kiểm soát tốt HPQ (Nhân viên y tế-Người bệnh). Điều trị HPQ cập nhật 2020: không dùng SABA đơn độc, ICS được lựa chọn duy trì, Amylophylin không nên sử dụng, khái niệm đợt cấp hen phế quản. Cần điều trị dự phòng tránh tái phát đợt cấp cơn hen.
Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm cũng Ban Lãnh đạo Bệnh viện
PHÒNG ĐÀO TẠO-NCKH VÀ CĐT
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.