Thứ 7, 23/11/2024 | 06:16

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

 

SỐ BỆNH NHÂN MẮC LAO MỚI CÓ XU HƯỚNG GIA TĂNG

Tin. Tại Hội nghị tổng kết chương trình Lao quốc gia năm 2010 cho thấy, toàn quốc phát hiện tổng số 75.042 bệnh nhân lao các thể trong 9 tháng đầu năm 2010.

14/07/2011

Theo TS. Vũ Quang Diễn – phó Giám đốc Bệnh viện 74 Trung ương thì số bệnh nhân có triệu chứng nghi lao đến khám tại Bệnh viện 74 chiếm khoảng 60% tổng số khám. Trong đó, trung bình mỗi ngày Bệnh viện phát hiện, tiếp nhận khoảng 5 bệnh nhân mắc lao mới. Mặc dù Chương trình chống lao đã được phủ sóng  toàn Quốc nhưng số mắc lao mới được phát hiện mỗi năm lại có xu hướng gia tăng đặc biệt ở số người trẻ là do mấy lý do sau: một là do sự bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS, số người bị HIV/AIDS tại Việt Nam ngày một gia tăng. Hai là do tình hình lao đa kháng thuốc ngày một gia tăng mà Chương trình chống lao chưa thể kiểm soát được. Ba là có một số lượng tương đối bệnh nhân lao mới nằm ngoài sự kiểm soát của Chương trình chống lao (tự chữa, chữa tư, không đi chữa…), nay do sự tuyên truyền của Chương trình chống lao, do điều kiện của bệnh nhân tốt hơn… bệnh nhân đã đến được với Chương trình chống lao.

Các triệu chứng của bệnh lao.

 Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây ra. Ở người vi khuẩn lao thường tấn công vào phổi, nhưng có thể bị lao các bộ phận khác như: thận, xương, cột sống, não…. Khi bị lao người bệnh thường có các triệu chứng chung như sốt nhẹ về chiều kéo dài trên hai tuần, nhiệt độ từ 37,5 độ đến 38 độ C, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm (mồ hôi đêm). Ngoài ra tùy thuộc người bệnh bị lao ở cơ quan nào thì sẽ có biểu hiện riêng của cơ quan đó: Ví dụ bị lao phổi thì người bệnh có ho khạc đờm kéo dài (trên hai tuần), ho nhiều về buổi sáng, từ 30 – 40% số bệnh nhân có ho ra máu, một số có tràn dịch, tràn khí màng phổi. Nếu phát hiện muộn, người bệnh có khó thở, biến dạng lồng ngực (lồng ngực lép, ngực hình thùng, hình gà…). Bị lao hạch thì có nổi hạch, lao khớp thì có xưng đau khớp. Lao thận thì có biểu hiện đái buốt, đái rắt, đái máu. Lao ruột có rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy kiệt.

Biến chứng từ bệnh lao

     \"\"

  Bệnh nhân đang được chăm sóc và điều trị tại Khoa Lao ngoài phôi Bệnh viện 74 TƯ.

Nếu phát hiện và điều trị bệnh lao muộn thì người bệnh thường có rất nhiều biến chứng tùy thuộc vào lao tại cơ quan nào. Với lao phổi, tổn thương phổi rộng dẫn đến suy hô hấp, tâm phế mãn, điều trị ít hiệu quả thường dẫn đến tử vong. Với lao màng não phát hiện điều trị muộn tỷ lệ tử vong khoảng 90%, 100% có di chứng như liệt, thiểu năng trí tuệ, bại não, tàn phế vv… Với lao hạch: hạch sẽ dò ra ngoài da, lâu liền, sẹo rất xấu ảnh hưởng đến thẩm mỹ, lao từ tổ chức hạch có thể di căn đi các bộ phận khác gây bệnh. Lao xương khớp: để lại di chứng dính, cứng khớp, dò xương khớp, gãy xương … Lao thận dẫn đến suy thận…

Bệnh lao đối với trẻ em

Trẻ em mắc lao nói chung là nguy hiểm hơn so với người lớn. Do hệ thống đề kháng của cơ thể trẻ em còn yếu và đang hoàn thiện dần. Phát hiện một trẻ bị mắc lao thường chậm hơn so với người lớn, nên khi phát hiện được thì thường bệnh đã ở giai đoạn nặng, có thể bị lao nhiều cơ quan, đặc biệt nguy hiểm là lao màng não với nhiều di chứng nặng để lại. Việc điều trị cho trẻ cũng khó khăn hơn vì trẻ phải được uống một lượng thuốc khá lớn, liên tục, kéo dài. Vì vậy tiêm phòng BCG cho trẻ là hết sức cần thiết. Với trẻ bị mắc lao, trước hết các bậc phụ huynh cần bình tĩnh, cho trẻ điều trị tại một cơ sở y tế chống lao tối thiểu 2 tháng đầu. Những tháng sau tùy thuộc vào mức độ bệnh, trẻ có thể điều trị tại nhà dưới sự quản lý của Chương trình chống lao. Trong quá trình điều trị phải tuân thủ các nguyên tắc điều trị, tin tưởng và phối hợp tốt với chuyên môn khi cho trẻ uống thuốc cũng như chăm sóc nâng cao thể trạng của trẻ.

Cách ly với nguồn lây

Các bác sĩ cũng khuyến cáo đối với những người khỏe mạnh cần nâng cao sự hiểu biết và ý thức tự bảo vệ mình khi tiếp xúc với bệnh nhân lao. Bệnh lao phổi lây nhiễm chủ yếu qua đường không khí: người lành khi tiếp xúc với người bị lao phổi (đặc biệt là những người bệnh bị lao phổi có xét nghiệm vi khuẩn lao trong đờm bằng soi trực tiếp dương tính: qua ho khạc, hắt hơi, nói chuyện, vi khuẩn lao sẽ thải ra qua đờm, nước bọt). Người lành hít phải vi khuẩn lao từ người bệnh bị lao phổi. Tuy nhiên do sức đề kháng của cơ thể tốt nên chỉ có 5 – 10% số người hít phải vi khuẩn lao mới chuyển thành lao bệnh. Các thể lao ngoài phổi rất ít khi lây khi tiếp xúc qua đường không khí. Người khỏe khi tiếp xúc với bệnh nhân bị lao phổi, đặc biệt là những người bệnh bị lao phổi có xét nghiệm vi khuẩn lao trong đờm bằng soi trực tiếp dương tính có thể bị lây. Vì vậy tốt nhất là đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc. Nếu không có khẩu trang thì khi tiếp xúc cần giữ một khoảng cách an toàn, nên tránh tiếp xúc trực diện, hạn chế số lần và thời gian tiếp xúc. Nếu trong gia đình bạn có người mắc lao thì trước hết phải động viên người nhà đi khám và điều trị sớm, điều trị triệt để nguồn lây bệnh, tối thiểu phải được 2 tháng quản lý tại cơ sở y tế. Sau giai đoạn này người bệnh được quản lý tại nhà, khả năng lây sẽ ít hơn. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng như đã nói ở trên khi tiếp xúc với một bệnh nhân lao, kết hợp với việc giáo dục cho người nhà có ý thức tốt trong việc phòng lây nhiễm cho người khác, tuân thủ tốt các nguyên tắc điều trị.

 

ĐH.BV74TW

 


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com