Thứ 2, 25/11/2024 | 05:16

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

 

Sự chống đỡ của cơ thể khi trực khuẩn lao xâm nhập

Khi trực khuẩn lao theo đường thở hít là đường chủ yếu thâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ huy động bộ máy bảo vệ, đấu tranh chống lại.

04/09/2012

Sự đấu tranh của cơ thể với trực khuẩn lao có thể phân chia thành các giai đoạn như sau:

 

a. Giai đoạn khởi đầu hay giai đoạn tiền tiết dịch

 

Trực khuẩn lao trong các hạt đờm, hạt bụi lơ lửng trong không khí khi vào đến bộ máy hô hấp sẽ bị cơ thể loại trừ theo cấc phương cách sau: rung phế quản đẩy các hạt bụi, hạt đờm chứa trực khuẩn lao ra ngoài, (cơ chế cơ học) các chất có tác động diệt khuẩn như transferrin, kallikrein, IgA... huỷ diệt trực khuẩn lao theo cơ chế hoá sinh học, các tế bào có vai trò miễn dịch như đại thực bào phế nang, các tiểu thực bào: các tế bào lympho, bạch cầu đa nhân trung tính.v.v... tiêu diệt trực khuẩn lao theo cơ chế thực bào.

 

Phần lớn các trực khuẩn lao bị loại trừ theo hai cơ chế cơ học vá hoá sinh học, chỉ một số rất nhỏ các trực khuẩn lao thoát được các cơ chế huỷ diệt nói trên vào được phế nang ở đây trực khuẩn sẽ chịu tác động của cơ chế thực bào: đại thực bào phế nang tới tiếp cận, tạo ra các \"cánh tay” rồi \"nuốt\" trực khuẩn lao vào trong tế bào.

 

Trong đại thực bào phế nang, một số trực khuẩn lao bị tiêu huỷ, một số có thể vẫn tồn tại thoát được khả năng thực bào của đại thực bào phế nang.

 

Đây là giai đoạn trực khuẩn lao nằm trong tế bào.

 

b. Giai đoạn tiết dịch

 

Sau 10 - 14 ngày, sự xung đột giữa trực khuẩn lao và cơ thể tạo nên tình trạng quá mẫn chậm, tế bào lympho được các kháng nguyên do đại thực bào phế nang tiêu huỷ trực khuẩn lao giải phóng ra hoạt hoá, hoạt động thực bào được đẩy mạnh.

 

Các trực khuẩn lao thoát được khả năng thực bào của đại thực bào phế nang có thể tiếp tục tồn tại, phát triển trong đại thực bào phế nang rồi phá huỷ, tiêu diệt đại thực bào phế nang, thoát ra ngoài.

 

Ở giai đoạn này trực khuẩn lao vừa ở trong vừa ở ngoài tế bào.

 

c. Giai đoạn bã đậu hóa

 

Trực khuẩn lao ở phổi một số khu trú tại đó, phát triển và nhân lên tại chỗ. Một số theo hệ thống bạch huyết đến hạch cạnh phế quản ở cả hai nơi, trực khuẩn đều gây phản ứng với các tế bào bảo vệ của cơ thể sẽ được huy động. Trong khoảng 4-8 tuần, một vùng nhỏ ở trung tâm tổn thương sẽ bị chết, bị huỷ hoại (bã đậu hoá). Xung quanh vùng này hình thành một vùng các tế bào bảo vệ.

 

Về mặt sinh học, thời gian này người nhiễm lao sẽ biểu hiện bằng phản ứng tuberculin dương tính. Trực khuẩn lao càng phát triển, càng nhân lên nhiều thì tổ chức bã đậu cũng càng nhiều vì khi đó tổ chức bã đậu trở lại ngăn cản trực khuẩn lao tiếp xúc với oxy là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của trực khuẩn. Do đó trực khuẩn lao không thể phát triển với tốc độ như trước, thậm chí ngừng sinh sản, đa số bị chết.

 

Trước đây trong tổn thương viêm phế nang tơ huyết, đại thực bào khi soi trên kính hiển vi, mỗi vi trường có đến hàng chục trực khuẩn lao thì nay trong tổn thương loét bã đậu chỉ còn dưới 1 trực khuẩn lao trên 10 vi trường.

 

d. Giai đoạn kết thúc

 

Đa số trường hợp diễn biến tốt, tình trạng trở nên khó hơn, tổn thương thành xơ vôi, trực khuẩn lao bị tiêu diệt hoặc chỉ còn một số \"nằm vùng\", không hoạt động tuy vẫn sống, vẫn tồn tại nếu điều kiện thuận lợi, sau này sẽ phát triển trở lại ngay trên nền xơ vôi ổn định này.

 

Thông tin Y dược Việt Nam


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com