Thứ 6, 22/11/2024 | 08:27

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

 

Tại sao bác sỹ vẫn chẩn đoán tôi bị lao trong khi không tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm ?

Lao phổi là bệnh do trực khuẩn lao (tên khoa học: Mycobacteriae tuberculosis) gây ra. Tìm thấy trực khuẩn lao giúp khẳng định chẩn đoán lao phổi, tuy nhiên, khi không tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm thì cũng chưa hoàn toàn loại được bệnh lao

25/06/2012

Có thể hiểu đơn giản việc xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao như xuống ao mò cá, nếu một người xuống ao mò thấy cá, họ có thể nói rằng chắc chắn trong ao có cá (vì tôi đã bắt được đây), nhưng nếu không bắt được cá, thì không có nghĩa là không có cá, mà chỉ là do mình chưa bắt được thôi.

Việc xét nghiệm đờm tìm trực khuẩn lao cũng tương tự như vậy, nếu thấy trực khuẩn kháng cồn kháng toan (trực khuẩn lao) thì có thể khẳng định rằng người đó bị lao phổi, nhưng nếu không thấy, thì có nghĩa rằng chưa tìm thấy, chứ chưa hoàn toàn chắc chắn là không có.

Để khắc phục hiện tượng này, các bác sỹ thường tiến hành làm thêm nhiều xét nghiệm khác để khẳng định chẩn đoán lao phổi, như tiến hành làm xét nghiệm đờm nhiều lần (thường là 3 lần), nội soi phế quản kết hợp hút dịch, bơm rửa phế quản phế nang, để lấy dịch đó làm các xét nghiệm tìm hình ảnh các gen của trực khuẩn lao (PCR-BK), hoặc cấy tìm trực khuẩn lao (MGIT, hoặc cấy môi trường Lowenstein). Trong trường hợp vẫn chưa khẳng định được chẩn đoán, các bác sỹ có thể lấy mảnh bệnh phẩm từ chính vùng phổi có tổn thương đi làm xét nghiệm mô bệnh học. Nếu tìm thấy hình ảnh nang lao điển hình thì vẫn cho phép khẳng định chẩn đoán.

Trong những trường hợp (rất hiếm gặp) là tất cả các xét nghiệm trên đều cho kết quả âm tính, khi đó các thầy thuốc thường phải kết hợp tất cả các biểu hiện lâm sàng, hình ảnh x quang, và kết quả một số xét nghiệm khác nữa, để từ đó đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị cho bệnh nhân.

Như vậy có thể thấy, trong một số trường hợp, việc chẩn đoán lao được khẳng định ngay cả khi không tìm thấy trực khuẩn lao trong đờm.

TS. Nguyễn Thanh Hồi, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com