Thứ 6, 17/05/2024 | 16:14

Thư mời chào giá

HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT SỐ 41-NQ/TW

HỘI NGHỊ NHÂN NGÀY VỆ SINH TAY TOÀN CẦU 05/5 VÀ NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5

Về việc đính chính văn bản số 367/BV74TW-VTTBYT ký ngày 24/4/2024.

GIAO LƯU THỂ THAO GIỮA CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG VỚI CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG

 

Thang điểm sử dụng để đánh giá mức độ nặng và kết quả điều trị lao phổi người lớn

Hiện tại chưa có hướng dẫn đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân lao phổi và kết quả điều trị dựa vào các chỉ số lâm sàng

18/12/2017

Hiện tại chưa có hướng dẫn đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân lao phổi và kết quả điều trị dựa vào các chỉ số lâm sàng. Trước đó chỉ thấy phân loại mức độ tổn thương trên X.Q hoặc CT ngực và đánh giá kết quả điều trị dựa vào âm hóa AFB trong đờm. Năm 2008, Wejse C và cộng sự đã nghiên cứu đưa ra thang điểm đầu tiên cho các chỉ số lâm sàng và trên cơ sở đó các mức điểm được tính toán để phân loại mức độ nặng của bệnh nhân lao phổi và sử dụng để theo dõi kết quả điều trị. Thang điểm được mô tả ở bảng 1, tiếp theo đó còn nhiều nghiên cứu sử dụng thang điểm này có hiệu chỉnh để phân loại mức độ nặng ở bệnh nhân lao phổi và đánh giá kết quả điều trị.

Bảng 1. Điểm của các dấu hiệu và triệu chứng của lao phổi

 

Các chỉ số lâm sàng

Điểm

Không

1

Ho trên 2 tuần

1

0

2

Ho ra máu

1

0

3

Khó thở

1

0

4

Đau ngực

1

0

5

Ra mồ hôi đêm

1

0

6

Da, niêm mạc nhợt

1

0

7

Mạch nhanh (> 90 lần/phút)

1

0

8

Ran ở phổi

1

0

9

Nhiệt độ nách > 37.00C

1

0

10

BMI* < 18

1

0

11

BMI < 16

1

0

12

MUAC* < 220 mm

1

0

13

MUAC < 200 mm

1

0

* BMI: Chỉ số khối cơ thể; MUAC: Chu vi giữa cánh tay phía trên. BMI và MUAC được  cho thêm 1 điểm mỗi dấu hiệu nếu BMI < 16 và MUAC < 200 mm.

Trên cơ sở thang điểm này các tác giả đưa ra các phân loại mức độ nặng của bệnh nhân lao phổi và sử dụng để đánh giá kết quả điều trị. Tùy theo mỗi nghiên cứu mà có hiệu chỉnh các phân loại khác nhau. Tuy nhiên cho đến hiện tại chỉ có 3 mức phân loại của 3 nghiên cứu.

Phân loại của Wejse C và cộng sự (2008) được chia làm 3 mức độ tương ứng với tổng điểm như sau: Mức I, mức nhẹ (Severity classes I) khi tổng điểm từ 0-5 điểm, mức II, mức trung bình khi tổng điểm từ 6- 7 điểm, mức nặng khi tổng điểm ≥ 8 điểm (bảng 2)

Bảng 2. Phân loại mức độ nặng của lao phổi theo Wejse C và cộng sự (2008)

Mức độ nặng

Tổng điểm

I (nhẹ)

0-5

II (trung bình)

6-7

III (nặng)

≥ 8

Raaby L và cộng sự (2009), đã hiệu chỉnh và phân loại lại làm 4 mức độ tương ứng với tổng điểm được mô tả ở bảng 3.


 

Bảng 3. Phân loại mức độ nặng của lao phổi theo Raaby L

Mức độ nặng

Tổng điểm

I (nhẹ)

< 3

II (trung bình)

3-6

III (nặng)

7-10

IV (rất nặng)

> 10

Rudolf F và cộng sự (2013) trên cơ sở phân tích các nghiên cứu trên đã hiệu chỉnh lại thang điểm vừa để dễ sử dụng vừa để đáp ứng được độ tin cậy. Tác giả giữ lại 6 dấu hiệu và triệu chứng, loại bỏ 5 dấu hiệu và triệu chứng ở thang điểm gốc trên. Mức điểm của mỗi dấu hiệu và triệu chứng giữ lại vẫn được cho 1 điểm. Các dấu hiệu, triệu chứng đó được mô tả ở bảng 4, phân loại mức độ ở bảng 5.

Bảng 4. Điểm của các dấu hiệu và triệu chứng của lao phổi theo Rudolf F

 

Các chỉ số lâm sàng

Điểm

Không

1

Ho trên 2 tuần

1

0

2

Khó thở

1

0

3

Đau ngực

1

0

4

Da, niêm mạc nhợt

1

0

5

BMI < 18

1

0

6

BMI < 16

1

0

7

MUAC < 220 mm

1

0

8

MUAC < 200 mm

1

0

Bảng 5. Phân loại mức độ nặng của lao phổi theo Rudolf F

Mức độ nặng

Tổng điểm

I (nhẹ)

< 2

II (trung bình)

2-3

III (nặng)

4-7

IV (rất nặng)

> 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Wejse C, Gustafson P, Nielsen J, Gomes VF, Aaby P, Andersen PL, et al. TBscore: signs and symptoms from tuberculosis patients in a low-resource setting have predictive value and may be used to assess clinical course . Scand J Infect Dis  2008; 40: 111 – 120.  

2.

Raaby L, Bendix-Struve M,   Nielsen J, Wejse C. Inter-observer variation of the Bandim TB-score. Scand J Infect Dis 2009; 41: 220 – 3.

3.

Rudolf F, Joaquim LC, Vieira C,   Bjerregaard-Andersen M, Andersen A, Erlandsen M, et     al. The Bandim tuberculosis score: reliability and comparison with the Karnofsky  performance score. Scand J Infect Dis 2013; 45: 256 – 64.

4.

Janols H, Abate E, Idh J, Senbeto M, Britton S, Alemu S, et  al. Early treatment response evaluated by a clinical scoring system correlates with the prognosis of pulmonary tuberculosis patients in Ethiopia: a prospective follow-up study. Scand J Infect Dis 2012; 44:  828 – 34.

5.

Rudolf F, Lemvik G,Abate E. TBscoreII:Refining    and      validating        a simple clinical score    for       treatment         monitoring       of patients       with     pulmonary tuberculosis, Scandinavian Journal of Infectious Diseases, 2013; Early Online: 1–12.

 

TS. Vũ Quang Diễn

 


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com