Thực phẩm bổ phổi
Một củ khoai lang vừa chứa hơn 500% yêu cầu vitamin A hàng ngày cho cơ thể (theo báo cáo của foodreference.com).
Các bệnh phổi mãn tính cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết cho nhiều người. Ngoài việc từ bỏ thói quen hút thuốc, tạo môi trường sống trong lành thì lưu ý bổ sung những thực phẩm sau sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn hay ung thư.
Khoai lang
Môi trường ẩm ướt của phổi là “sân chơi” sinh sản lý tưởng, màu mỡ cho vi khuẩn. Hệ miễn dịch của cơ thể sẽ kiểm soát tốt sự phát triển của vi khuẩn này. Tuy nhiên, nếu cơ thể không bổ sung đủ vitamin A thì hệ miễn dịch của bạn sẽ không hoạt động tốt như bình thường.
Theo các chuyên gia y tế, vitamin A giúp phổi loại bỏ các vi khuẩn có hại và giảm nguy cơ ung thư phổi. Và khoai lang chính là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều vitamin A nhất.
Một củ khoai lang vừa chứa hơn 500% yêu cầu vitamin A hàng ngày cho cơ thể (theo báo cáo của foodreference.com). Bạn có thể dùng khoai lang để nướng hoặc bổ sung như thành phần của món súp, salad rau, củ quả.
Rau bông cải xanh
Bông cải xanh giàu chất chống ô-xy hóa và vitamin C, các hoạt chất giúp hồi phục các tế bào phổi bị phá hủy do không khí ô nhiễm hay chất độc mà bạn hít phải. Theo một nghiên cứu của Bệnh viện thành phố Anh, sau khi theo dõi chế độ ăn của 2.600 người lớn, kết quả cho thấy những người bổ sung đầy đủ vitamin C như yêu cầu thì phổi hoạt động tốt hơn so với những người không bổ sung đủ vitamin C trong chế độ ăn.
Sữa không kem
Sữa không kem và những sản phẩm từ sữa khác là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin D. Vitamin D là loại vitamin thường được tổng hợp từ ánh sáng đến tia UV. Tuy nhiên, nhiều người không nạp đủ loại vitamin quan trọng này. Vitamin D giúp hỗ trợ cho việc điều trị các bệnh COPD hay hen suyễn. Đồng thời, vitamin này cũng chống lại các quá trình có hại tạo ra các mô ung thư ở phổi và giúp giảm nguy cơ viêm phổi cấp hay mãn tính.
Theo Livestrong
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.