Thứ 6, 22/11/2024 | 04:38

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

 

Thuốc nhỏ & thuốc tiêm dùng sao cho đúng?

Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi... không phải ai cũng biết dùng đúng cách. Sau đây là những hướng dẫn giúp bạn đọc tham khảo.

26/06/2013

Nhỏ mắt - dễ mà khó

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt từ kháng nấm, kháng sinh, kháng viêm, kháng virus, điều trị Glaucoma, vitamin dưỡng mắt, giãn đồng tử, nước mắt nhân tạo (Tears Natural), thuốc làm cho mắt dễ chịu, bớt ngứa (V-Rohto)...

Vì vậy, không được tự tiện sử dụng thuốc nhỏ mắt mà phải đi khám chuyên khoa để biết loại nào phù hợp. Những thuốc tương đối an toàn như Tears Natural hoặc V-Rohto cũng không được lạm dụng.

Không phải ai cũng biết cách sử dụng thuốc nhỏ mắt. Lọ thuốc sau khi mở ra chỉ nên dùng trong thời gian 15-20 ngày là tối đa vì khi đó vi khuẩn vi nấm trong không khí đã làm cho lọ thuốc không còn vô khuẩn nữa. Sau khi khỏi bệnh, không nên cất trữ lọ thuốc dùng dở dang cho lần sau.

Khi nhỏ mắt chú ý
- Tư thế: Nằm ngửa hoặc ngồi ghế có tựa đầu.
- Tay cầm lọ thuốc có điểm tựa để tránh đụng chạm vào đầu lọ thuốc nhỏ mắt vì sẽ gây nhiễm bẩn, lọ thuốc lúc này sẽ trở thành nguồn gây bệnh.
- Tay kia kéo mi dưới xuống.
- Nhỏ 1 giọt thuốc vào mắt
- Nhắm mắt nhẹ, nằm nghỉ.
Nên nhớ, thuốc nhỏ mắt dùng không đúng có thể làm bệnh nặng hơn là không điều trị.

  

Thuốc nhỏ mũi

Trên thị trường có nhiều loại, hay gặp là nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hay nước biển phun sương (Sterimar) và thuốc gây co mạch (Naphazoline, Oxymetazoline, Otrivin...). Nhiều người hay lạm dụng thuốc gây co mạch vì nó có tác dụng tức thì, lâu ngày bị lệ thuộc phải tăng liều hoặc thay bằng thuốc mạnh hơn.

Dùng thuốc đúng phải thỏa mãn 5 điều kiện:

- Đúng người bệnh - Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng chỉ định - Đúng giờ.

Những đối tượng hay quên dùng thuốc

- Người già - Trẻ em - Người phải uống thuốc mãn tính, điều trị lâu dài.

Biện pháp hỗ trợ khuyên dùng

- Sử dụng loại hộp đựng thuốc nhắc nhở. - Đặt đồng hồ báo thức.


Có bà mẹ cho trẻ dùng tới 1.000 lọ Naphazolin, đến nỗi nếu không có Naphazolin, cháu bé này sẽ không thở được. Khi bị ngạt mũi mà chưa xác định được nguyên nhân, chúng ta không tự ý dùng các loại thuốc co mạch ngay.

Thuốc tiêm, dịch truyền - Tránh lạm dụng (Tiêm bắp, Tiêm tĩnh mạch, Dịch truyền)

Thuốc tiêm nói chung là một dạng dược phẩm vô trùng dùng để tiêm vào cơ thể nên đòi hỏi kỹ thuật bào chế nghiêm ngặt không khác gì thuốc nhỏ mắt. Ngoài ra, thuốc tiêm không phải luôn luôn hoàn hảo, ngoài một số ưu điểm so với thuốc uống, nó cũng mang nhiều nhược điểm.

Ưu điểm của thuốc tiêm


- Thuốc được hấp thu trực tiếp và trọn vẹn vào máu nên có tác dụng nhanh và hiệu quả cao.

- Thuốc không qua hệ tiêu hóa nên không bị dịch tiêu hóa hoặc gan chuyển hóa.

- Tiêm thuốc sẽ tránh được các tác dụng phụ của thuốc trên hệ tiêu hóa.

- Tiêm truyền tĩnh mạch cho phép thay thế nhanh chóng lượng nước, điện giải, tế bào, sinh chất bị mất đi do phẫu thuật hay tai nạn gây mất máu chẳng hạn.

Nhược điểm của thuốc tiêm


- Thuốc tiêm đòi hỏi phải có dụng cụ thích hợp như ống tiêm, kim tiêm, truyền dịch thì phải có bộ dây truyền và phải tuyệt đối vô trùng, nếu không sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng (như áp xe, nhiễm siêu vi viêm gan B, C). Người tiêm thuốc không thông thạo có thể gây ra tai biến như tiêm tĩnh mạch canxi clorua phải tiêm thật chậm, tiêm thuốc ở mông nếu không đúng sẽ làm thương tổn dây thần kinh.

- Thuốc tiêm có tác dụng nhanh và hấp thu trọn vẹn nên tuyệt đối cẩn trọng vì có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu dược chất có nhiều độc tính.

- Thuốc tiêm dễ gây phản ứng toàn thân hay tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc. Như tiêm penicillin, vitamin B1 có khi gây sốc phản vệ trầm trọng, tiêm thuốc dầu nhiều lần thường để lại nốt cứng gây đau đớn, cho nên nhiều khi người ta phải chuyển từ thuốc tiêm sang dạng uống mặc dù hiệu quả có thể kém hơn.

Do đó người ta chỉ dùng thuốc tiêm thay cho thuốc uống trong những trường hợp sau:
- Cấp cứu.
- Bệnh nhiễm trùng nặng.
- Bệnh nhân không thể hợp tác uống thuốc.
- Khi dược chất cần sử dụng không có dạng thuốc uống.
- Khi phải dùng dạng thuốc tiêm mới đưa đến hiệu quả điều trị mong muốn như magne sulfat chỉ có tác dụng trị phù não khi tiêm.

- Nếu uống chỉ có tác dụng nhuận trường, streptomycin tiêm mới trị được lao.
Lưu ý, tiêm thuốc nguy hiểm hơn uống thuốc. Vì vậy, chỉ khi nào bác sỹ thấy cần thiết phải tiêm thì mới nên tiêm, không nên thấy người bên cạnh được tiêm cũng đòi... quyền bình đẳng.

AloBacsi.vn

Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com