Thuốc với người sử dụng
SKDS. Sử dụng thuốc sai sẽ làm giảm đi chất lượng của thuốc. Trong những trường hợp nghiêm trọng: thuốc không còn tác dụng điều trị bệnh, thậm chí gây ra những tác hại!
Vì vậy, người sử dụng thuốc cần phải biết cách sử dụng thuốc sao cho an toàn, hiệu quả, hợp lý, góp phần nâng cao chất lượng điều trị.Các loại thuốc
Với người sử dụng, thuốc được chia làm hai loại:
Thuốc kê đơn: gồm các loại thuốc đặc trị như thuốc kháng sinh, thuốc an thần... Người sử dụng muốn mua các loại thuốc này phải được thầy thuốc chỉ định kê đơn.
Thuốc không kê đơn: còn được gọi là thuốc OTC (over the counter), gồm các loại thuốc thông thường như: thuốc giảm đau, cảm cúm… người sử dụng có thể mua trực tiếp ở các nhà thuốc tây mà không cần có sự chỉ định kê đơn của thầy thuốc.
Những lưu ý khi dùng thuốc
Xác định đúng hoạt chất cần sử dụng: mỗi hoạt chất thuốc khi được sản xuất ra với nhiều tên gọi biệt duợc khác nhau. Do đó, người sử dụng cần xác định thuốc có đúng với hoạt chất mà mình cần sử dụng hoặc đúng theo chỉ định kê đơn của thầy thuốc. Nếu nghi ngờ (do lâu ngày không sử dụng, nhầm lẫn…) cần phải tham khảo ý kiến của dược sĩ.
Thuốc phải còn hạn sử dụng: người sử dụng phải xác định chắc chắn thuốc mình đang dùng phải còn trong thời hạn sử dụng. Vì thuốc không còn hạn sử dụng sẽ không đảm bảo được nồng độ, chất lượng thuốc và đôi khi sự biến chất của thuốc gây ra tác hại nguy hiểm!
Thuốc phải được bảo quản tốt: thuốc được trình bày, đóng gói ở nhiều dạng khác nhau: thuốc viên, thuốc nước, thuốc đạn… Khi chưa sử dụng cần giữ nguyên hình dạng ban đầu của thuốc, tránh bóc tách, làm rơi thuốc.
Trong gia đình, tốt nhất thuốc cần được cất trong tủ thuốc gia đình, tránh xa trẻ em. Thuốc phải được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh nóng ẩm (nhiệt độ ≤ 300, độ ẩm ≤ 70%).
Thuốc uống phải đúng liều lượng: giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tránh những tác hại nguy hiểm khi dùng quá liều. Đặc biệt với các thuốc kháng sinh, nếu sử dụng không đúng liều lượng, còn có thể gây nên sự đề kháng thuốc.
Lưu ý không được tiếp tục sử dụng lại đơn thuốc cũ mà không có ý kiến của thầy thuốc!
Thuốc uống phải đúng cách: theo loại thuốc mà ta sử dụng. Thuốc có thể được uống trực tiếp vào miệng hoặc hòa tan vào nước rồi mới uống, thuốc có thể dùng dưới dạng ngậm, dùng dưới dạng thuốc đạn...
Cần lưu ý nước dùng để uống thuốc tốt nhất là nước đun sôi để nguội, tránh dùng nước trà, sữa… vì có thể gây nên sự tương tác với thuốc đang sử dụng.
Các loại thuốc bao phim hoặc thuốc tác dụng chậm… cần tránh bẻ hay nhai viên thuốc khi uống vì có thể làm mất tác dụng mong muốn của thuốc.
Uống thuốc phải đúng theo thời gian chỉ định: giúp thuốc phát huy tác dụng cao nhất hoặc hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc được chỉ định uống vào thời gian nào trong ngày thường phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Tính chất của thuốc: các thuốc kháng viêm corticoid, kháng viêm non-steroid (NSAID) có tính kích ứng bao tử nên thường được các thầy thuốc chỉ định uống ngay sau bữa ăn.
Các thuốc antacid có tác dụng trung hòa lượng acid tăng tiết quá mức ở người bị bệnh viêm dạ dày nên được các thầy thuốc chỉ định dùng sau bữa ăn từ 1 - 2 giờ…
Đặc điểm sinh lý bệnh: lượng cholesterol trong máu thường tăng cao vào buổi tối, nên các thuốc giảm lipid máu thường được các thầy thuốc chỉ định uống sau bữa ăn chiều.
Huyết áp thường tăng cao vào buổi sáng, nên các thuốc cao huyết áp thường được các thầy thuốc chỉ định uống vào buổi sáng thức dậy…
DS. MAI XUÂN DŨNG
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.