Thuốc xịt trong điều trị bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Tapchiyduoc.com. Bệnh hen (suyễn) và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là những bệnh mãn tính về đường hô hấp, với số lượng người mắc bệnh rất nhiều. Các bệnh này thường gặp ở các nước đang phát triển do tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi bụi, khói... và số lượng người hút thuốc tăng cao.
Bệnh hen (asthma)
Người mắc bệnh hen thường có triệu chứng khò khè, ho, tức ngực, khó thở… Bệnh thường khởi phát ở tuổi ấu thơ, tiến triển thành từng đợt.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh như:
- Dị ứng (có thể dị ứng với môi trường, dị ứng với các loại thuốc như: aspirin, NSAID…).
- Viêm phổi do nhiễm trùng đường hô hấp.
- Tiếp xúc với không khí lạnh.
- Do tập thể dục, thể thao quá sức.
Dưới tác động của một trong các nguyên nhân này, cơ trơn của phế quản co thắt lại, thành phế quản sưng lên và tiết dịch nhầy khiến sự lưu thông không khí bị cản trở.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một bệnh lý bao gồm bệnh viêm phế quản mãn tính (Chronic Brochitis) và bệnh khí phế thũng (Emphysema). Người bệnh cũng có các triệu chứng khò khè, hơi thở ngắn, khó thở, tức ngực, ho, có đờm vàng…
Nguyên nhân gây bệnh:
- Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu.
- Sự tiếp xúc lâu ngày với các chất kích ứng phổi: bụi, khói hóa chất dộc hại như thợ mỏ, công nhân hóa chất rất dễ mắc phải căn bệnh này.
Khi ta hít vào, không khí sẽ từ khí quản đi xuống phế quản (chia làm hai nhánh: phế quản phải và phế quản trái), tiếp tục đi xuống tiểu phế quản (những nhánh nhỏ của phế quản), rồi đi đến phế nang (túi khí tận cùng của tiểu phế quản). Ở các phế nang, khí oxy sẽ đi vào các mao mạch bao quanh phế nang. Và đồng thời khí cacbonic sẽ từ mao mạch đi vào phế nang, rồi được thở ra ngoài. Đây là quá trình trao đổi khí tự nhiên trong cơ thể. Ở người mắc bệnh COPD, do thành phế nang bị tổn thương bởi áp lực lớn của tình trạng viêm nhiễm lâu ngày, quá trình trao đổi khí này mất cân bằng, dẫn đến tình trạng thiếu oxy cho cơ thể.
Thuốc xịt
Thuốc xịt là dạng thuốc chủ yếu dùng trong điều trị bênh suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do hiệu quả cao, dễ sử dụng và ít tác dụng phụ so với các dạng thuốc khác.
Thuốc xịt là dạng thuốc đã được định liều (Metered Dose Inhaler: MDI) và tùy theo thành phần thuốc ta có các loại thuốc xịt như sau:
Thuốc xịt chứa chất chủ vận 2: kích thích thụ thể 2 trên cơ trơn phế quản gây giãn phế quản, giúp cho thông khí dễ dàng, hồi phục hô hấp. Dạng thuốc này làm giảm các cơn khó thở xảy ra đột ngột và được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm tác động ngắn hạn: gồm có Salbutamol, Terbutalin…
- Nhóm tác động dài hạn: gồm có Salmeterol, Formoterol…
Tác dụng phụ gồm có run cơ, vọp bẻ, nhức đầu, buồn nôn và tim đập nhanh…
Khi sử dụng thuốc xịt, người bệnh phải dùng thuốc đều đặn và đúng số nhát xịt mà bác sĩ chỉ định, không nên tự ý tăng giảm liều hay đột ngột dừng thuốc. |
Thuốc xịt chứa chất kháng cholinergic: tác động bằng cách ức chế acetylcholin gây giãn phế quản và giảm tiết dịch nhầy. Dạng thuốc này thường được sử dụng thay thế cho những bệnh nhân bị tác dụng phụ với thuốc chủ vận 2 và được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm tác động ngắn hạn: Ipratropium.
- Nhóm tác động dài hạn: Tiotropium.
Thuốc xịt chứa corticosteroid: tác động kháng viêm lên đường hô hấp, giúp phế quản không còn bị hẹp do viêm nhiễm và giảm sự tổn thương ở phổi. Việc sử dụng lâu ngày sẽ mang lại nhiều ưu điểm sau:
- Quản lý và kiểm soát sự ổn định của bệnh.
- Giới hạn những tác dụng phụ nguy hiểm như: cao huyết áp, phù, tăng nhãn áp…
Thuốc xịt chứa các chất kết hợp: trong thành phần của thuốc là sự kết hợp các chất với nhau để tăng hiệu quả điều trị hoặc có tác dụng 2 trong 1: vừa phòng ngừa, vừa điều trị bệnh.
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.