Thứ 7, 23/11/2024 | 02:24

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

 

Tiến bộ về bệnh lao phổi

Trong báo cáo đầu tiên, Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho rằng những người bị bệnh lao phổi mỗi năm đang giảm. Theo các dữ liệu mới, công bố ngày 11 tháng 10 năm 2011 của WHO về báo cáo kiểm soát bệnh lao toàn cầu, cũng cho thấy rằng số người chết vì căn bệnh này đã giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ. Tuy nhiên, với sự tiến bộ hiện nay những nguy cơ chưa được phát hiện, đặc biệt là nỗ lực thuốc kháng lao.

26/12/2011

Trong báo cáo đầu tiên, Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho rằng những người bị bệnh lao phổi mỗi năm đang giảm. Theo các dữ liệu mới, công bố ngày 11 tháng 10 năm 2011 của WHO về báo cáo kiểm soát bệnh lao toàn cầu, cũng cho thấy rằng số người chết vì căn bệnh này đã giảm xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ. Tuy nhiên, với sự tiến bộ hiện nay những nguy cơ chưa được phát hiện, đặc biệt là nỗ lực thuốc kháng lao.

Phát hiện mới nhất trong báo cáo nghiên cứu:

Số lượng người ngã bệnh lao giảm xuống còn 8,8 triệu trong năm 2010, sau khi đạt đỉnh điểm 9 triệu vào năm 2005;
•    Tử vong vì lao đã giảm xuống còn 1,4 triệu trong năm 2010, sau khi đạt 1,8 triệu vào năm 2003;
•    Tỷ lệ tử vong bệnh lao đã giảm 40% từ năm 1990 và 2010 ở tất cả các vùng, ngoại trừ châu Phi và đang hướng tới đạt mục tiêu giảm 50% tỷ lệ tử vong vào năm 2015;
•    Trong năm 2009, 87% bệnh nhân điều trị đã được chữa khỏi, với 46 triệu người điều trị thành công và 7 triệu người được cứu sống từ năm 1995. Tuy nhiên, có 1/3 số ca nhiễm lao ước tính trên toàn thế giới không được thông báo, chính vì thế không rõ liệu họ có được chẩn đoán và điều trị đúng cách không.

Sự tiến bộ lớn không phải là nguyên nhân cho sự tự mãn

\"Ngày càng ít người chết vì bệnh lao, và bệnh có xu hướng suy giảm được coi là một tiến bộ lớn nhưng đó không phải là nguyên nhân cho sự tự mãn.\" Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết: \"Quá nhiều triệu người vẫn phát bệnh và tử vong mỗi năm. Tôi kêu gọi sự hỗ trợ và bền vững tích cực cho chăm sóc và phòng chống lao, đặc biệt dành cho người nghèo và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.\" Phần lớn sự tiến bộ của báo cáo ngày này là kết quả của những nỗ lực mở rộng ở các nước lớn.

Suy giảm gánh nặng của bệnh lao


Tổng giám đốc của WHO - Tiến sĩ Margaret Chan cho rằng: \"Ở nhiều quốc gia, lãnh đạo và tiềm lực tài chính mạnh mẽ kết hợp với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ đã tạo ra một sự khác biệt thực sự trong cuộc chiến chống lại bệnh lao. Thách thức hiện nay là xây dựng cam kết, gia tăng nỗ lực toàn cầu và đặc biệt chú ý đến mối đe dọa ngày càng tăng của lao đa kháng\"

Trong số các quốc gia là Kenya và Tanzania, các nước châu Phi, ước tính gánh nặng của bệnh lao đã giảm trong nhiều thập kỷ qua sau đỉnh điểm đại dịch HIV. Ở Trung Quốc, tiến độ được ghi nhận là khá ấn tượng. Từ năm 1990 đến 2010, tỷ lệ tử vong bệnh lao của Trung Quốc giảm gần 80%, tử vong giảm từ 216 000 vào năm 1990, đến 55 000 vào năm 2010. Trong cùng thời gian, tỷ lệ nhiễm bệnh lao giảm đi một nửa, 215-108 trên 100. 000 dân.

Trên thế giới, kinh phí trong nước được phân bổ cho lao đã tăng đến 86% vào năm 2012. Tuy nhiên, hầu hết các nước có thu nhập thấp vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Nhìn chung, các nước đã báo cáo thiếu kinh phí 1 tỷ $ cho thực hiện lao vào năm 2012.

Điều trị bệnh nhân MDR-TB

Điều trị lao đa kháng thuốc (MDR-TB) vẫn là một trong những hình thức điều trị thiếu tiền nhất. Trong khi số lượng bệnh nhân điều trị MDR-TB tăng lên đến 46 000 vào năm 2010 - điều này chỉ ước tính 16% bệnh nhân MDR-TB cần điều trị. Trong số khoảng 1 tỷ $ theo báo cáo của các quốc gia vào năm 2012, 200 triệu USD là dành cho các phản ứng MDR-TB.

Châu Phi và bệnh lao / HIV

Những người sống chung với HIV và những người bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh lao nhiều khả năng phát triển thành bệnh lao gấp 34 lần. Trong năm 2010: 1,1 triệu người sống chung với HIV đã phát triển bệnh lao trong đó 82% ở Châu Phi khoảng 900 000 người. Trên thế giới, 12% số bệnh nhân lao đồng nhiễm HIV.
   
Công cụ chống lại bệnh lao

MDR TB gây ra bởi các vi khuẩn có khả năng chống bệnh hiệu quả nhất là thuốc kháng lao (isoniazid và rifampicin). Với hình thức này của bệnh lao không đáp ứng với điều trị chuẩn sáu tháng với các thuốc chống lao hàng đầu mà có thể mất hai năm hoặc nhiều hơn để điều trị với các thuốc ít hiệu lực, độc hại hơn và đắt hơn nhiều.

Ngày 22/10/2011

Tổ chức Y tế Thế giới - WHO


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com