Tràn khí trung thất: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Tràn khí trung thất (Pneumomediastinum hoặc Mediastinal emphysema) là tình trạng khí ở trong trung thất.
Tràn khí trung thất ít gặp, có thể gây nên bởi chấn thương hoặc bệnh. Hầu hết các trường hợp nó xảy ra do khí dò từ bất cứ phần nào của phổi hoặc đường dẫn khí vào trong trung thất. Tăng áp lực trong phổi hoặc đường dẫn khí có thể gây nên bởi:
+ Ho dữ dội
+ Tăng áp lực ổ bụng
+ Hắt hơi
+ Nôn
+ Nhiễm trùng vùng cổ hoặc ngực
+ Thay đổi độ cao đột ngột, lặn SCUBA
+ Rách thực quản do đặt sonde dạ dày
+ Rách khí quản
+ Thở máy
+ Sử dụng các thuốc hít giải trí như cocaine nguyên chất
+ Tràn khí trung thất cũng có thể xảy ra cùng với tràn khí màng phổi và các bệnh khác.
Triệu chứng: Có thể không có triệu chứng. Thường gây nên đau ngực sau xương ức, có thể nan tới cổ và cánh tay. Đau tăng lên khi thở và nuốt.
Thăm khám và xét nghiệm:
+ Khi thăm khám, bác sĩ có thể cảm thấy các bọt khí nhỏ ở dưới da ngực, cánh tay và cổ. Chụp X.quang, CT ngực thừa nhận có khí trong trung thất và giúp chẩn đoán lỗ thủng ở khí quản, thực quản.
Dấu hiệu cơ hoành liên tục trong tràn khí trung thất
Điều trị:
+ Thường thì không cần can thiệp điều trị vì cơ thể sẽ hấp thu khí dần dần. Các phương pháp khác có thể áp dụng tùy vào từng trường hợp như:
+ Thở oxy với nồng độ cao, giúp đào thải khí nitơ (quy luật Gradient) trong trung thất nhanh hơn. Phương pháp này có thể áp dụng trong đại đa số các trường hợp tràn khí trung thất. Tuy nhiên cần phải theo dõi sát khí máu của bệnh nhân khi sử dụng oxy nồng độ cao.
+ Thông khí nhân tạo một phổi, thông khí nhân tạo áp lực đường thở trung bình, Vt thấp, tần số thở cao (HFOV) có thể áp dụng tùy từng trường hợp.
+ Phương pháp hỗ trợ khác: Đặt ống dẫn lưu khí màng phổi khi có tràn khí màng phổi. Phẫu thuật sửa chữa khâu lỗ thủng khí quản, thực quản và màng phổi.
+ Điều trị các triệu chứng đau, giảm ho bằng thuốc.
+ Nếu có chèn ép trung thất đòi hỏi phải được điều trị ở đơn vị cấp cứu. Tại đây ngoài các điều trị khác thì có thể đặt ống vào khoang chứa khí để giải phóng chèn ép.
Tiên lượng phụ thuộc vào bệnh và nguyên nhân gây tràn khí.
Các biến chứng:
Tràn khí màng phổi gây xẹp phổi. Hiếm hơn là tràn khí màng tim, chèn ép trung thất.
Ts. Vũ Quang Diễn
(Nguồn tham khảo: A.D.A.M. Medical Encyclopedia August 30, 2012).
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.