Triển vọng của pyridomicin trong chữa trị lao kháng thuốc
SKĐS.Tỉ lệ bệnh nhân mắc phải, tử vong hằng năm không ngừng tăng lên.
Lao là một chứng bệnh do vi khuẩn Koch gây ra. Điều đáng nói là những năm gần đây, tỷ lệ vi khuẩn lao không đáp ứng với các loại vắc-xin phòng bệnh cũ (BCG) và các thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị thường dùng ngày càng tăng cao hình thành chứng bệnh lao kháng thuốc. Tỉ lệ bệnh nhân mắc phải, tử vong hằng năm không ngừng tăng lên.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hằng năm, có tới 1,4 triệu bệnh nhân lao kháng thuốc tử vong trong tổng số 8 - 9 triệu người mắc bệnh này trên toàn thế giới. Nghiêm trọng nhất là ở các nước thuộc các lục địa Á - Phi. Ngay tại Hoa Kỳ cũng có tới một nửa triệu ca kháng thuốc hàng năm.
Hiện việc chữa trị chứng lao kháng thuốc rất khó khăn do chưa có thuốc đặc trị, thời gian điều trị thường kéo dài 15 - 20 tháng (gấp 3, 4 lần bệnh lao thường), phải công phu và tốn kém, nhất là một khi nó kết hợp với HIV thì hầu hết bệnh nhân đều tử vong.
Nguyên nhân của hiện tượng lao kháng thuốc
Nguyên nhân của lao kháng thuốc có thể do lần điều trị đầu tiên không triệt để, không đúng quy trình, đúng phác đồ điều trị, lỗi do phía bệnh nhân không dùng thuốc đúng liều, đúng quy định..., hoặc do thầy thuốc không theo dõi chặt chẽ quá trình chữa trị cho bệnh nhân, chữa bệnh không triệt để..., sinh ra “nhờn thuốc”; hoặc có thể do vi khuẩn đã biến đổi gen, trở thành các chủng loại mới....
TS. Harrington, một nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã nói: “Lao kháng thuốc đã và đang đe dọa loài người trên toàn thế giới còn hơn cả HIV/AIDS vì HIV/AIDS muốn lây nhiễm còn cần có những điều kiện nhất định, trong khi hằng ngày bất kể ở đâu, lúc nào chúng ta cũng phải thở hít không khí có vi khuẩn Koch trong cộng đồng... Ai cũng có thể bị lây nhiễm...”.
Pyridomicin - Nguồn gốc và cơ chế diệt khuẩn
Ngày 17/9/2012, công trình nghiên cứu của êkíp các nhà khoa học thuộc hai học viện đại học tại Thụy Sĩ đã cho công bố phát minh mới của họ, công trình đã được in trên tạp chí EMBO - Molecular medecine về tác dụng của pyridomicin đối với chứng lao kháng thuốc.
Có thể tóm tắt công trình nghiên cứu này như sau: Trong những năm 50 của thế kỷ trước (chính xác là từ 1953), các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra pyridomicin, một kháng sinh tự nhiên (tức là có nguồn gốc tự nhiên), có tác dụng diệt vi khuẩn Koch... Tuy nhiên cũng tại thời điểm ấy, các nhà nghiên cứu khác đã tìm ra streptomycin và kháng sinh tổng hợp isoniazide (tức INH), và sau này là rifamicine... có tác dụng rất hiệu quả đối với bệnh lao. Từ đó pyridomicin không được sử dụng và được coi là một loại kháng sinh “bị bỏ quên”…
Tuy nhiên, sau nhiều năm được sử dụng, các chất kháng sinh tổng hợp thường dùng đó bị vi khuẩn lao kháng lại - không còn hiệu quả nữa trong nhiều ca điều trị bệnh lao, nhất là trong những năm gần đây, tỉ lệ đó ngày một tăng nhanh.
Nhờ vào những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và một công trình thực nghiệm “tiền lâm sàng” các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kháng sinh pyridomicin được chiết xuất từ một loại vi khuẩn có trong lòng đất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Koch theo cơ chế: khi tiếp xúc với vi khuẩn Koch, pyridomicin đã tấn công vào một trong những “pháo đài kiên cố” của vi khuẩn này là chất acid mycolique - một chất lỏng được chứa trên thành của vỏ tế bào vững chắc của nó (ta đã biết vi khuẩn Koch có một vỏ bọc rất vững chắc, chịu được nhiệt độ cao hơn 1000C; muốn khử được khuẩn Koch phải dùng nồi hấp có áp suất cao để làm tăng nhiệt độ sôi của nước lên trên 1000C, trong thời gian 2 - 3 giờ...) cách tác động lần này của pyridomicin không giống cách mà isoniazid đã tác động lên vi khuẩn Koch...; do đó pyridomicin đã loại trừ được các vi khuẩn lao kháng thuốc.
Nhân nói về sự hình thành cơ chế diệt khuẩn của pyridomcin, ở đây xin nói thêm về các loại kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên có trong cơ thể con người, khi tiếp xúc, tác động lên các vi khuẩn có trong môi trường tự nhiên quanh ta như đất, nước, không khí… có thể biến thành những chất kháng khuẩn có nguồn gốc tự nhiên hữu ích, có tác dụng diệt khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch của chúng ta thêm mạnh mẽ! Từ đó phải chống, hạn chế lối sống quá “vệ sinh - khép kín”, không tiếp xúc với thiên nhiên... của một bộ phận không ít người lớn, trẻ em..., dễ bị mắc những chứng bệnh thông thường hoặc lây nhiễm khi có dịch bệnh phát sinh, phải luôn dùng thuốc, gây nhờn thuốc - nhất là các chất kháng sinh…
Triển vọng của việc chữa trị lao kháng thuốc…
Theo GS.TS. Steward Cole, Giám đốc Học viện Y học quốc tế, thuộc Trường ĐH Tổng hợp Liên bang tại Lausane, Thụy Sĩ, một thành viên chỉ đạo nhóm nghiên cứu đã phát biểu: “Hy vọng rằng với việc phát hiện ra tác dụng của pyridomicin với chứng lao kháng thuốc, chúng ta sẽ tìm ra một loại thuốc mới, nhưng để có kết quả chắc chắn chúng ta còn cần phải có thêm thời gian nữa...!”.
Gần đây, dưới sự hỗ trợ của Liên minh quốc tế chống lao, đã tìm ra một loại thuốc dạng lỏng pha chế để uống kháng sinh PaMZ có hiệu quả bước đầu nhưng rẻ tiền và phát minh về một vắc-xin mới để phòng, chống lao kháng thuốc cho người trưởng thành bởi Insem - Pasteur thay thế cho vắc-xin cổ điển BCG...
Ở Việt Nam, các thầy thuốc và các cơ sở khám chữa bệnh lao - các viện chống lao tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng các tỉnh, kể cả ở miền núi như Cao Bằng..., dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế cũng đã không chịu bó tay trước chứng lao kháng thuốc này, để tích cực tìm tòi, nghiên cứu... kiên trì áp dụng những quy trình khám chữa bệnh mới, bước đầu có kết quả khả quan: rút ngắn thời gian xác định bệnh từ hàng tháng xuống 2, 3 ngày..., tuy phải cầu viện đến sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới và mất nhiều công sức, tốn kém... đã chữa khỏi chứng lao kháng thuốc cho một số người bệnh, tuy chưa phải là số đông và phổ biến.
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.