Thứ 6, 22/11/2024 | 22:07

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

 

Vì thiên chức, phụ nữ dễ mắc lao

“Đức tính hy sinh, nhường nhịn và kham khổ của phụ nữ khiến chị em dễ mắc lao hơn và ít phát hiện bệnh hơn”. Đó là nhận định của PGS.TS Đinh Ngọc Sĩ - Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư.

28/12/2011

Bệnh từ sự... nhường nhịn

Chị Vũ Thị Thủy (xã Phúc Thắng, huyện Sơn Động, Bắc Giang) vừa trở về nhà sau một đợt điều trị lao phổi kéo dài tại Bệnh viện Phổi T.Ư. Nhà chị có 6 miệng ăn đều trông chờ vào mấy sào ruộng. Cuộc sống kham khổ, cơm không đủ ăn, các con đang tuổi ăn tuổi lớn nên chị càng phải nhường nhịn chồng, con.

Chị không biết mình bị ho từ lúc nào, cứ nghĩ mình bị viêm họng, ho gió nên không đi khám. Đến đêm, khi cơn ho kéo về rũ rượi, sợ chồng con thức giấc, chị còn bóp miệng, gồng mình để nín nhịn cơn ho. Chị vốn gầy còm nên thân thể có gầy thêm chút ít cũng chẳng ai để ý. Đến lúc chị liên tục sốt về chiều, mệt mỏi không dậy được, chịu đựng các cơn ho như rút ruột và ho ra máu, chồng chị mới gấp rút đưa vợ đi bệnh viện.

PGS.TS Đinh Ngọc Sĩ cho biết: “Phẩm chất quý báu của đa số phụ nữ Việt Nam là nhường nhịn, thương chồng, yêu con, ham làm, chịu đựng kham khổ. Đáng tiếc, đó lại chính là “môi trường” để bệnh lao phát triển. Do ăn uống kham khổ, làm việc cực nhọc nên rất nhiều chị em sức đề kháng kém, đặc biệt phụ nữ nông thôn là đối tượng lý tưởng để vi trùng lao tấn công”.

Theo ông Sĩ, điều đáng tiếc và đáng lo ngại là khi bị ho kéo dài, nhiều chị em lại cố gắng chịu đựng, không dám đi khám vì sợ tốn kém. Hoặc lúc có bệnh thì lại sợ bị xa lánh, kỳ thị nên giấu bệnh, điều trị không đến nơi đến chốn khiến bệnh lao bị kháng thuốc...

Chú ý phụ nữ mang thai

Chị Nguyễn Thị Trang (xã Sơn Tình, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) đang có thai 7 tháng. Chị bị ho khạc đã nhiều ngày nhưng mọi người trong gia đình đều bảo “ho mọc tóc”, không có gì phải lo. Đến khi chị bị sốt, mệt mỏi, sụt cân, lên trạm y tế xã khám, bác sĩ yêu cầu chị đi xét nghiệm lao. Bác sĩ kết luận chị bị lao phổi.

Theo TS Phạm Quang Tuệ - Phòng chỉ đạo tuyến (Bệnh viện Phổi T.Ư), phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dễ nhiễm lao hơn các lứa tuổi khác. Đó là do sự thay đổi trong các nội tiết tố oestrogen, progesteron... và sự thay đổi của cơ thể để nuôi thai nhi khiến cho việc “đề kháng” của cơ thể kém hơn, tạo môi trường cho vi khuẩn lao dễ dàng hoạt động.

Bên cạnh sự thay đổi nội tiết, việc mang thai, nuôi con cũng khiến phụ nữ chịu nhiều áp lực, sức khỏe giảm sút, các hàng rào ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus bị phá vỡ khiến chị em dễ nhiễm lao hơn.

Khi người mẹ bị bệnh lao, sức khỏe sa sút, thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu mẹ bị lao có thể lây bệnh sang con từ trong bào thai, việc điều trị cho cả mẹ và con sẽ rất khó khăn.

TS Đinh Ngọc Sĩ cũng cho biết: Nếu mẹ vẫn còn vi trùng lao trong đờm thì nhất định phải cách ly con hoặc tối thiểu khi cho con bú, chăm sóc con phải mang khẩu trang. Nếu mẹ đang điều trị bệnh lao thì vẫn có thể cho con bú vì thuốc không ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Nếu đứa trẻ cũng nhiễm bệnh thì cũng sẽ có liều lượng điều trị hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Theo Dân Việt


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com