Viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ nhiễm HIV
Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nhập viện và gây tử vong ở trẻ nhiễm HIV.
Khi bị viêm phổi do vi khuẩn tái phát chỉ điểm tình trạng miễn dịch bị ức chế ở giai đoạn lâm sàng 3...
Liên cầu Streptococcus pneumoniae là loại vi khuẩn gây viêm phổi phổ biến nhất ở cả trẻ nhiễm HIV và trẻ bình thường (không nhiễm HIV). Ngoài ra còn có các loại khác như H. influenzae, Klebsiella, Staphlococcus aureus và vi khuẩn gram âm (E.coli, Enterobacter, Salmonella...) thường xâm nhập mũi hầu trước khi gây viêm phổi.
Khi bị viêm phổi do vi khuẩn, bệnh thường khởi phát cấp tính. Trẻ sẽ có những triệu chứng như: sốt, ho, thở nhanh, bệnh nặng sẽ kèm theo rút lõm lồng ngực, tím tái và li bì, hôn mê. Nghe phổi thấy có tiếng ran, rì rào phế nang giảm hoặc tiếng rít phế quản (viêm phổi thùy).
Giảm bão hòa ôxy máu (dưới 90%). Dựa vào các triệu chứng lâm sàng này có thể chẩn đoán được viêm phổi. Ngoài ra, một số xét nghiệm có thể giúp phát hiện ra tác nhân gây bệnh. Ở viêm phổi do vi khuẩn có chỉ số bạch cầu tăng cao, đặc biệt là bạch cầu trung tính. Khi cấy máu có thể tìm thấy vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là viêm phổi ở những bệnh nhân nhiễm HIV.
Trường hợp viêm phổi nhẹ, chỉ cần điều trị ngoại trú. Dùng amoxycillin trong 7 ngày. Nếu không đáp ứng, hoặc bệnh nhân bị nghi nhiễm Hib có beta - lactamas, cần chuyển sang điều trị bằng amoxycillin - acid clavulanic trong 7 ngày.
Nếu trẻ bị dị ứng với penicillin có thể điều trị bằng nhóm macrolid như erythromycin, azithromycin hoặc clarithromycin. Nếu trẻ đang điều trị dự phòng bằng co-trimoxazol, không nên dùng co-trimoxazol để điều trị viêm phổi trừ khi trẻ bị nghi viêm phổi PCP và trong trường hợp viêm phổi PCP cần sử dụng co-trimoxazol liều cao. Giảm đau/hạ sốt bằng paracetamol, mỗi 6-8 giờ/lần. Đối với những trẻ bị viêm phổi tái phát (hơn 3 lần/năm), cần phải theo dõi kỹ hơn để loại trừ nhiễm lao, dị vật trong phổi hoặc bệnh phổi mạn tính.
Đối với những trường hợp viêm phổi nặng, cần điều trị nội trú, kết hợp điều trị hỗ trợ và điều trị đặc hiệu.
- Điều trị hỗ trợ: Cho thở ôxy nếu có thở nhanh, khó thở, rút lõm lồng ngực, tím tái và/hoặc giảm ôxy máu. Nếu có thiếu máu nặng cần truyền hồng cầu khối. Uống đủ nước, đồng thời theo dõi lượng dịch vào và ra. Nếu suy hô hấp nặng, cho trẻ ăn bằng ống xông dạ dày để tránh hít vào khi đang ăn. Trường hợp trẻ bị nôn có thể truyền dịch đường tĩnh mạch một cách cẩn trọng để tránh tiếp quá nhiều dịch. Dùng paracetamol để hạ sốt, giảm đau và bổ sung vitamin A nếu trẻ không được bổ sung vitamin A trong vòng 3 tháng gần đây.
- Điều trị đặc hiệu: Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên khi không thể xác định được vi khuẩn gây bệnh, liệu pháp nên áp dụng là: kháng sinh ưu tiên dùng ceftriaxon tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cho đến khi ổn định. Nếu không có ceftriaxon có thể thay thế bằng ampicillin và gentamycin (tiêm bắp).
Đối với trẻ dưới 1 tuổi cần xem xét liệu có phải viêm phổi do PCP để điều trị phù hợp bằng co-trimoxazol liều cao. Nếu bệnh viêm phổi có đi kèm với các tổn thương da do tụ cầu đặc trưng (như mụn mủ), chụp Xquang ngực phát hiện khí phế thũng và bệnh xảy ra sau khi bệnh nhi bị sởi hoặc nhiễm virut thì có thể nghĩ đến viêm phổi do tụ cầu. Khi đó, phác đồ điều trị cần bổ sung thêm cloxacillin tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp hoặc vancomycin.
Khi trẻ có tiền sử nhập viện hoặc viêm phổi tái phát với tổn thương dạng đông đặc trên cùng một thùy và đáp ứng kém với kháng sinh bậc 1, đờm nhầy xanh, bị giãn cuống phổi hoặc bệnh phổi mạn tính có thể nghĩ đến tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn gram âm đường ruột thì cần bổ sung gentamycin hay ceftazidim vào phác đồ điều trị.
(Theo tài liệu của Bộ Y tế)
Suckhoedoisong.vn
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.