Viêm phổi gây tử vong hàng đầu cho trẻ nhỏ
NNT. Nếu phát hiện sớm, viêm phổi có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh. Thế nhưng, ở nước ta chỉ có 5% các bà mẹ và người chăm sóc trẻ nắm được các dấu hiệu nguy hiểm của bệnh.
Theo các chuyên gia, chỉ tính riêng trong năm 2011, viêm phổi đã cướp đi 1,3 triệu mạng sống, chiếm gần 1/5 ca tử vong ở trẻ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, mỗi ngày cũng có tới 11 trẻ dưới 5 tuổi chết vì bệnh này.
“Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ Việt Nam. Gánh nặng này lại chủ yếu rơi vào những gia đình nghèo nhất\", ông Jesper Moller, Phó đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc tại Việt Nam cho biết.
Có nhiều cách phòng chống và chữa trị bệnh viêm phổi. Theo Liên minh toàn cầu về phòng chống viêm phổi trẻ em, các nước cần ưu tiên đầu tư vào các can thiệp đã được thử nghiệm thành công như: tiêm vắcxin, điều trị kháng sinh thích hợp, cải thiện điều kiện vệ sinh. Đặc biệt cần thúc đẩy các thực hành tốt như: nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, thường xuyên rửa tay, sử dụng bếp sạch để giảm ô nhiễm không khí trong nhà.
Tuy nhiên, ở nước ta những can thiệp này chưa thực sự được quan tâm thỏa đáng. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp và viêm phổi tới 15 lần. Thế nhưng, tại Việt Nam chỉ có 17% bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra, cũng chỉ có 68% trẻ bị viêm phổi được điều trị bằng kháng sinh. Trẻ bị viêm phổi dễ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng và mất nước.
Theo phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, triệu chứng viêm phổi thường không rõ ràng nên nhiều trường hợp đến bệnh viện đã rất nặng. Trong tất cả các dấu hiệu lâm sàng thì thở nhanh là dấu hiệu có giá trị chẩn đoán cao nhất.
Bên cạnh đó, rút lõm lồng ngực cũng là biểu hiện của viêm phổi nặng. Để phát hiện, cha mẹ có thể nhìn vào phần dưới lồng xương sườn bị lõm vào khi trẻ hít vào. Nếu chỉ các bắp thịt giữa giữa xương sườn rút lõm thì không phải là rút lõm lồng ngực.
Ngoài ra, sốt cao cũng là một biểu hiện thường gặp. Các triệu chứng khác như phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém, kích thích... có thể thay đổi phụ thuộc vào tuổi và độ nặng của bệnh.
Để phòng bệnh, cha mẹ chú ý cải thiện điều kiện nhà ở, giảm mật độ người trong gia đình chật chội, đông đúc, giảm các loại khói. Ngoài, tiêm phòng các loại vắcxin cũng là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Các vắcxin được dùng hiện nay là: Hib, ho gà, phế cầu, cúm.
Sưu tầm
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.