Thứ 6, 22/11/2024 | 20:58

Thư mời chào giá

Thư mời chào giá

THÔNG ĐIỆP HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2024

TẬP HUẤN TUYÊN TRUYỀN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ NĂM 2024

Thư mời chào giá

 

Viêm xoang có thể phòng ngừa?

Viêm xoang mạn tính tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt và khả năng lao động.

04/01/2012

Viêm mũi xoang là một bệnh thường gặp ở nước ta, chiếm tỷ lệ 2 - 5% dân số nói chung, có xu hướng ngày một tăng lên. Ðặc biệt mùa lạnh làm số lượng bệnh nhân đến viện khám vì viêm mũi xoang tăng lên đến mức chóng mặt với hàng nghìn bệnh nhân mỗi ngày tại một bệnh viện. Vậy viêm mũi xoang là gì và vì sao viêm mũi xoang lại hay xuất hiện trong thời tiết lạnh. Có phòng được bệnh viêm mũi xoang hay không?

Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xung quanh hốc mũi và thông với hốc mũi. Ở người trưởng thành, có 5 đôi xoang được chia làm 2 nhóm. Nhóm xoang trước gồm có: xoang sàng trước, xoang trán, xoang hàm, các xoang này được dẫn lưu qua khe giữa của hốc mũi.

Xoang bị viêm sớm nhất, ngay từ lúc mới sinh là xoang sàng. Xoang hàm thường bị viêm từ lúc 4 - 5 tuổi. Các xoang khác thường bị viêm muộn hơn. Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, điều kiện ăn ở, nơi làm việc, hoá chất độc hại, khói, bụi, nghề nghiệp… là những yếu tố nguy cơ dễ gây viêm xoang. Điều này giải thích tại sao mùa lạnh làm tăng số lượng bệnh nhân viêm xoang. Viêm xoang thường phối hợp với viêm mũi.

Những biểu hiện của bệnh

Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang

Ðeo khẩu trang khi tiếp xúc với lạnh, bụi, hoá chất độc hại… Ðiều trị tốt các ổ viêm nhiễm ở mũi họng, răng miệng. Ðiều trị tốt các bệnh viêm đường hô hấp, hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nâng cao thể trạng, tăng cường sức chống đỡ của niêm mạc mũi xoang.

Viêm xoang cấp với biểu hiện thể trạng nhiễm khuẩn: mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc gai sốt, kém ăn, bạch cầu trong máu tăng. Ở trẻ em triệu chứng nhiễm khuẩn rõ rệt và sốt cao. Bệnh nhân phàn nàn là đau nhức vùng mặt, thường đau về sáng, đau thành từng cơn, vùng má, trán, thái dương hai bên hoặc lan xuống răng hay lên nửa đầu, đau tăng lên về sáng do ban đêm dịch tiết và mủ bị ứ đọng. Ngoài cơn chỉ thấy nặng đầu. Kèm theo chảy mũi: một hoặc hai bên, thường gặp là chảy mũi hai bên, lúc đầu chảy dịch loãng, sau đặc dần, màu xanh hoặc màu vàng, mùi tanh và nồng, làm hoen ố khăn tay. Bệnh nhân thường xì ra mũi trước hoặc chảy xuống họng.

Ngạt tắc mũi: một hoặc hai bên, thường gặp là ngạt mũi hai bên. Tùy theo tình trạng viêm, ngạt mũi được biểu hiện ở mức độ khác nhau như vừa, nhẹ, từng lúc hoặc liên tục dẫn đến ngửi kém. Trong viêm xoang cấp hay gặp ngạt tắc mũi từng lúc và trong khi ngạt mũi thường kèm theo ngửi kém. Vùng má hai bên hoặc nửa mặt bị sưng nề, ấn đau. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và hợp lý bệnh sẽ có xu hướng chuyển thành viêm mũi xoang mạn tính.

Viêm mũi xoang mạn tính ít ảnh hưởng đến toàn trạng, không có biểu hiện nhiễm khuẩn, trừ những đợt hồi viêm. Triệu chứng toàn thân thường không rõ rệt, ngoài những biểu hiện: mệt mỏi, cơ thể suy nhược hoặc những rối loạn ở đường hô hấp hay đường tiêu hoá do mủ xoang gây nên, nếu viêm xoang kéo dài. Bệnh nhân bị chảy mũi thường xuyên, chảy một hoặc hai bên nhưng thường là hai bên. Ngạt tắc mũi: tăng dần và ngày càng rõ rệt dẫn đến tắc hoàn toàn do mủ ứ đọng, niêm mạc phù nề, cuốn giữa thoái hoá, cuốn dưới quá phát, hoặc do polyp thường ngạt cả hai bên, nhưng có thể một bên nếu viêm xoang do răng. Ngửi kém từng lúc, tăng dần hoặc mất ngửi hoàn toàn.

Nhức đầu âm ỉ hay thành cơn ở vùng trán, má hai bên hoặc đau nhức xung quanh ổ mắt, sâu trong ổ mắt, đau vùng chẩm phía sau nếu là viêm xoang sau. Nhức đầu thường xảy ra vào buổi trưa và chiều làm cho bệnh nhân thường mệt mỏi, lười suy nghĩ… Ngoài ra, bệnh nhân thường có biểu hiện viêm mũi họng mạn tính hay viêm đường hô hấp như: ho khan, ngứa họng, đắng họng hoặc khạc nhổ liên tục.

- Viêm xoang mạn tính tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt và khả năng lao động.

- Viêm xoang nếu không được điều trị dẫn đến biến chứng tới các cơ quan lân cận như viêm tai, viêm họng, viêm phế quản, viêm thị thần kinh của mắt, đôi khi gây ra mù đột ngột…

\"\" 

    Cấu tạo mũi xoang.

 Phải làm gì khi bị viêm mũi xoang?

Tại chỗ

- Làm sạch và thông thoáng hốc mũi: xì mũi, rửa mũi, hút dịch và mủ, đặt thuốc co mạch…

- Nhỏ thuốc: cần phối hợp các loại thuốc co mạch, sát khuẩn và chống phù nề, liệu pháp corticoid tại chỗ kéo dài rất có tác dụng.

- Xông hơi nước nóng: các loại thuốc có tinh dầu, bay hơi được.

- Khí dung mũi xoang: thuốc kháng sinh kết hợp với corticoid.

Toàn thân

- Liệu pháp kháng sinh trong 2 tuần có hiệu quả tốt đối với viêm xoang, nên lựa chọn kháng sinh dựa trên kháng sinh đồ.

- Thuốc chống viêm và giảm phù nề. Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng.

 Điều trị ngoại khoa

- Chọc rửa xoang: thường áp dụng với xoang hàm, xoang trán mạn tính.

- Phương pháp đổi chế Proetz: thường áp dụng với viêm xoang sau mạn tính.

- Phẫu thuật xoang khi điều trị nội khoa thất bại hoặc có sự bít tắc đường dẫn lưu tự nhiên của xoang.    

  PGS.TS. Phạm Khánh Hòa

Sức khỏe đời sống


Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com