WHO lo ngại nguy cơ bùng nổ bệnh lao ở trẻ em
WHO kêu gọi thế giới không được lãng quên nguy cơ bùng nổ bệnh lao phổi ở trẻ em.
Ngày 21/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Đối tác loại trừ bệnh lao phổi (STBP) đã lên tiếng kêu gọi thế giới không được lãng quên nguy cơ bùng nổ bệnh lao phổi ở trẻ em, căn bệnh có thể cướp đi sinh mạng của 70.000 em mỗi năm.
Theo WHO và STBP, trẻ em dưới 15 tuổi hiện đang đứng trước nguy cơ đặc biệt về bệnh lao phổi vì không được chẩn đoán và điều trị kịp thời do không được tiếp cận các dịch vụ y tế hoặc những người chăm sóc không sẵn sàng thừa nhận các dấu hiệu và những triệu chứng của bệnh này ở nhóm trẻ em nói trên. Điều phối viên của STBP, BS. Malgorzata Grzemska giải thích: “Bệnh lao phổi đôi khi rất khó để chẩn đoán, đặc biệt là tại các nước đang phát triển”. “Phương pháp xét nghiệm phân tử nhanh và hiệu quả, song lại có chi phí lên tới 16 USD và đây là một giá quá đắt đỏ đối với một gia đình nghèo”, bà cho biết. Hiện tại, điều trị bệnh lao phổi tại các nước nghèo đang sử dụng một phương pháp đã được triển khai cách đây 130 năm.
WHO và STBP đánh giá rằng cần có 3 biện pháp mấu chốt để cải thiện việc chăm sóc các bệnh nhân lao và dự phòng các trường hợp tử vong ở trẻ em do mắc căn bênh này:
- Kiểm tra tất cả trẻ em tiếp xúc với bệnh lao, điều trị một cách có hệ thống khi các em đang bị bệnh nặng hoặc bị nhiễm bệnh, ngay cả khi chẩn đoán chưa xác định rõ ràng
- Điều trị dự phòng bằng isoniazid tròng suốt 6 tháng cho tất cả trẻ em có tiếp xúc với bệnh lao nhưng không bị bệnh;
- Đào tạo tất cả nhân viên y tế chăm sóc cho phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ em có khả năng xác định nguy cơ mắc bệnh lao phổi.
Số liệu thống kê cho thấy ít nhất có một nửa triệu trẻ sơ sinh và trẻ em bị mắc bệnh lao phổi và 70.000 trẻ em đã bị tử vong do mắc bệnh này mỗi năm. Trẻ em dưới 3 tuổi hoặc trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch thuộc nhóm có nguy cơ cao nhất nhiễm lao phổi. Bệnh này không chỉ tác động đến phổi, mà còn biến chứng thành những dạng nguy hiểm nhất của bệnh lao như lao màng não, để lại các di chứng như mù, điếc, liệt chi hoặc tàn tật về tinh thần. Hiện, các quốc gia có số lượng trẻ em mắc bệnh lao nhiều nhất là thuộc châu Âu (Nga), châu Phi (Nigeria, CHDC Congo, Nam Phi, Ethiopia…) tại châu Á (Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ…) và tại Nam Mỹ (Brazil).
WHO và STBP lưu ý rằng mặc dù thế giới đã giảm được 40% tỷ lệ người tử vong do mắc bệnh lao so với năm 1990 song ở đối tượng trẻ em, căn bệnh này vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và cộng đồng không thể lãng quên những nguy cơ tiềm ẩn đó.
Theo cpv.org.vn
Bài viết khác
-
HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/ SÁNG KIẾN CẢI TIẾN CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU -
TỔ CHỨC TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.
TỔ CHỨC TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT MARBURG; KỸ NĂNG -
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023
HỘI THẢO KHOA HỌC THÁNG 4- NĂM 2023 -
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ, XÉT DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NCKH/ SKCT CẤP CƠ SỞ NĂM 2023 -
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ
VAI TRÒ CỦA ĐO CHỨC NĂNG HÔ HẤP TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ -
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI
VỚI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ, TỪ NAY NGƯỜI BỆNH SẼ KHÔNG CÒN PHẢI LO SỢ MỖI KHI THỰC HIỆN NỘI SOI -
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO MÀNG PHỔI -
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH LAO PHỔI -
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT)
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (BPTNMT) -
DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 MỚI NHẤT
Tình hình dịch COVID-19 mới nhất, số liệu chính thức của Bộ Y tế, cập nhật hàng ngày.