Chủ nhật, 19/05/2024 | 14:33

Thư mời chào giá

HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT SỐ 41-NQ/TW

HỘI NGHỊ NHÂN NGÀY VỆ SINH TAY TOÀN CẦU 05/5 VÀ NGÀY QUỐC TẾ ĐIỀU DƯỠNG 12/5

Về việc đính chính văn bản số 367/BV74TW-VTTBYT ký ngày 24/4/2024.

GIAO LƯU THỂ THAO GIỮA CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG VỚI CÔNG ĐOÀN BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG

 

Kỷ niệm ngày Thầy Thuốc Việt Nam, một góc nhìn về chữ Y

Có thể có nhiều góc nhìn chữ Y qua bảng chữ cái tiếng Việt. Là một Bác sĩ chứ không phải là Nhà ngôn ngữ học, xin mạo muội đưa ra góc nhìn về chữ Y từ chữ tiếng Việt theo quan điểm của mình.

28/02/2014
Trong trang YKHOANET, có bài “Y khoa trong Chiết tự chữ Hán” của tác giả Lê Quang Thông có viết: “Theo bác sĩ Nguyễn Văn Kha ở thời kỳ từ thế kỷ 28 trước Công nguyên đến năm 1949. Bắt đầu từ khi có các tác phẩm Hoàng đế Nội kinh, châm cứu và hệ thống lý luận âm dương ngũ hành hòan chỉnh, ngành Y được trọng vọng cho nên đây là nghề chuyên nghiệp. Chữ Y () được hiểu là: chữ khuông    (cái túi) chứa chữ Thỉ là kim châm cứu, chữ Thù hiểu là dao, kéo giải phẫu (như Hoa Đà mổ cho Quan Vân Trường), mặt nạ hiểu là chữ Dậu , là lọ thuốc có nghĩa thầy thuốc đa khoa (châm cứu – phẫu thuật) kiêm dược sư cho thuốc luôn. Ngày nay tại Việt nam nhiều BS còn bán thuốc trong phòng mạch  tức thực hành y dược song hành như người xưa?. Thời này nghề Y được đề cao và nhiều nhân vật nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước, Trương Trọng Cảnh… Và đây là nghề cứu nhân độ thế nên có câu Nhất thế y tam đại công khanh (một đời làm nghề y ba đời làm khanh tướng) cho nên ta không lấy gì làm lạ có dòng họ ba bốn đời là bác sĩ, tiếng thơm muôn thưở như các dòng họ Tôn Thất, Hồ Đắc, Lê Khắc… tam đại đều phú qúy vinh hiển. Thời kỳ từ năm 1949 đến nay:  chữ Y giản luợc còn chữ khuông và chữ thỉ (), ta thấy chữ thỉ không còn nghĩa trong túi chứa cung tên hay kim châm cứu mà  có ý nghĩa như “tang bồng hồ thỉ”, theo nghĩa bóng người thầy thuốc chứa trong mình những khát vọng cao hơn nữa, bay cao bay xa trong biển y học mênh mông. Đây là góc nhìn độc đáo về chữ Y qua chữ Hán tượng hình”.
Thế còn chữ Y qua góc nhìn từ chữ tiếng Việt thì sao?. Có thể có nhiều góc nhìn chữ Y qua bảng chữ cái tiếng Việt. Là một Bác sĩ chứ không phải là Nhà ngôn ngữ học, xin mạo muội đưa ra góc nhìn về chữ Y từ chữ tiếng Việt theo quan điểm của mình.
Quan sát bảng chữ cái tiếng Việt thấy có 29 chữ cái theo thứ tự sau: a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y.
Không biết Ông A. de Rhodes vô tình hay hữu ý. Điều đầu tiên dễ nhận thấy đó là chữ Y được xếp ở cuối bảng chữ cái tiếng Việt theo thứ tự. Chúng tôi trong ngành thường nói vui “Lương ngành Y thường xếp ở cuối”.
Điều thứ hai, ngoài chữ Y (chúng ta hay gọi là chữ y dài) còn có chữ I (gọi là i ngắn), cả hai đều phát âm giống nhau nhưng sử dụng trong ngữ pháp khác nhau và rất dễ làm cho người viết bị nhầm lẫn. A. de Rhodes sáng tạo ra chữ Quốc ngữ (cách viết theo lối ghi âm dùng mẫu tự Latin) từ giữa thế kỉ 17, cho đến nay, vấn đề chính tả (viết đúng) tiếng Việt luôn luôn là vấn đề thời sự. Bởi lẽ thực tế còn nhiều trường hợp “lưỡng khả”, “tam khả” tuỳ tiện, lộn xộn, không nhất quán. Ngay cả nhiều giáo viên đứng trên bục giảng cũng còn lúng túng, đỏ mặt trước những câu hỏi dùng i ngắn hay y dài?. Ví dụ như viết là bác sĩ hay bác sỹ, kỹ sư hay kĩ sư, lí thuyết hay lý thuyết.... Có lẽ chữ Y còn nhiều tranh cãi, thậm chí còn nhiều bức xúc một phần là vì bổn phận nó sinh ra như thế.
Tuy nhiên không phải vì còn nhiều tranh cãi, còn nhiều bức xúc mà chữ Y mất đi vẻ đẹp của nó cũng như chúng ta không thể lấy chữ I hoặc một chữ khác để thay thế chữ Y trong ngôn ngữ Việt được. Vẻ đẹp của chữ Y được nhìn nhận như sau: Khi chữ Y đứng đầu và đứng độc lập thường được ghép sau nó với chữ học “y học”, chữ tế, “y tế”, chữ thuật “ y thuật”... Nói chung là cụm từ chỉ ngành y một ngành cao quý như quan điểm của chữ Hán. Và trong chữ Hán nếu để ý chúng ta thấy các nét của chữ nhân giống y hệt chữ Y của tiếng Việt, chỉ khác là chữ nhân quay ngược lại. Tại sao lại không để xuôi, có lẽ A. de Rhodes muốn nói rằng chữ Y ở đây là người không bình thường, người ốm chăng?.
Một điều kỳ diệu ở chữ Y nữa là nếu một từ hay cụm từ bắt đầu là chữ Y thì theo bảng chữ cái tiếng Việt ta chỉ có thể ghép sau chữ Y với chữ Ê thì sau đó mới có nghĩa tiếng Việt được. Và sau chữ YÊ ta chỉ có thể ghép với các chữ sau: Chữ N, nghĩa là YÊN, một sự bình yên, yên tĩnh. Phải chăng ngành Y là đem lại sự bình yên về sức khỏe thể chất và tinh thần cho con người. Sau chữ YÊ ta còn ghép được với chữ T, nếu thêm dấu sắc ta được chữ YẾT: nó mang các nghĩa là danh từ nhiều hơn.
Điều đặc biệt ở đây là sau chữ YÊ ta chỉ còn có thể ghép với chữ U để thành chữ YÊU. Nó ghép với các từ sau nó mang nghĩa yêu thương, yêu mến, yêu quý. Trái nghĩa với các cụm từ trên là yêu quái, yêu tinh. Nhưng thực ra là không có yêu quái, yêu tinh ở trên đời. Vì vậy nó chỉ mang nghĩa thực là yêu thương, yêu mến, yêu quý. Con người sống ở trên đời phải biết yêu thương, yêu mến, yêu quý nhau. Nhạc sĩ Văn Cao với tác phẩm Mùa xuân đầu tiên. Bốn mùa là của trời đất, trong đó có mùa xuân, nhưng mùa xuân của con người chỉ có khi “người biết thương người, người biết yêu người”. Với ý nghĩa cao hơn cả đó là thầm nhắc nhở các Cán bộ y tế phải biết yêu thương, yêu mến, yêu quý người bệnh, vì “ họ là người không bình thường, người ốm, người YẾU, là chữ nhân viết ngược”. Và Cán bộ ngành Y phải như thế, nếu không chữ Y sẽ không bao giờ tồn tại ở đầu câu và chữ được.
Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, là người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam, là người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.  Cách đây 59 năm, ngày 27/02/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã viết thư gửi Hội nghị Cán bộ Ngành y tế với những lời dạy sâu sắc và quý báu. Từ năm 1985, ngày 27/02 được xem là ngày tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, đó là “Ngày Thầy thuốc Việt Nam”. Xin trích một phần thư của Bác liên qua đến bài viết này: Bác Viết “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe của đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói đó rất đúng”.
                                                                                                                                                          Ts. Vũ Quang Diễn

Tags:

Bài viết khác

© 2024. BỆNH VIỆN 74 TRUNG ƯƠNG | Web Design www.cmBliss.com